Đức điều 2 chiến hạm đến châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đô đốc phụ trách lực lượng đặc nhiệm hải quân Đức cho biết, 2 chiến hạm của nước này sắp đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhằm thể hiện cam kết của Berlin đối với tự do hàng hải.
Tàu tiếp tế Frankfurt am Main của Hải quân Đức cập cảng Incheon, Hàn Quốc ngày 6/9. (Ảnh: Reuters)

Tàu tiếp tế Frankfurt am Main của Hải quân Đức cập cảng Incheon, Hàn Quốc ngày 6/9. (Ảnh: Reuters)

"Các tuyến đường biển an toàn, đặc biệt từ Đông Nam Á đến châu Âu và châu Mỹ, là điều kiện tiên quyết cho nền kinh tế thịnh vượng của tất cả các quốc gia", Chuẩn đô đốc Axel Schulz phát biểu tại buổi tiệc chiêu đãi được tổ chức trên boong tàu khu trục FGS Baden-Württemberg, khi con tàu đang thăm cảng Incheon của Hàn Quốc.

Khi được hỏi liệu lực lượng đặc nhiệm có đi qua eo biển Đài Loan khi trên đường đến điểm dừng chân tiếp theo tại Philippines hay không, ông Shulz nói với các phóng viên rằng, việc tiết lộ kế hoạch của tàu là vi phạm quy định về an ninh.

"Mục đích chung của đợt triển khai này là tái khẳng định cam kết của Đức về tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, nhưng đồng thời thực hành và trao đổi ý tưởng với các đối tác và đồng minh theo tinh thần hợp tác tin cậy và ngăn ngừa các cuộc xung đột có thể xảy ra", ông Schulz cho biết.

Khinh hạm và tàu tiếp tế của Đức đang tham gia một số cuộc tập trận quân sự và giám sát thực hiện các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Tháng trước, Đức tham gia Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC) do Mỹ đứng đầu tại Hàn Quốc, đơn vị giúp kiểm soát khu vực biên giới chung với Triều Tiên và cam kết bảo vệ Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Triều Tiên và Nga gần đây đã ký một cam kết phòng thủ chung.

"Những gì xảy ra ở Nga, Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến Hàn Quốc. Những gì xảy ra ở Triều Tiên ảnh hưởng trực tiếp đến Đức", Đại sứ Đức tại Hàn Quốc Georg Schmidt khẳng định.

Theo Tú Linh (TPO, nguồn Reuters)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.