Đức Cơ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tài chính và tài sản công cho 100 học viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 3 ngày (7 và 9-12), UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường Đại học Tài chính-Kế toán (tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tài chính, kế toán, quản lý và sử dụng tài sản công. 
Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Đinh Yến

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Đinh Yến

Tham gia tập huấn có 100 học viên là lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; viên chức phụ trách kế toán các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện, công chức tài chính-kế toán UBND các xã, thị trấn.

Tại đây, các học viên được các giảng viên Trường Đại học Tài chính-Kế toán truyền đạt 3 chuyên đề: Quản lý, sử dụng kinh phí nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; kỹ năng quản lý sử dụng tài sản công cấp xã; kỹ năng kiểm tra ngân sách và tài chính xã.

Lớp tập huấn nhằm giúp các học viên hiểu đúng, đầy đủ vị trí, vai trò, nội dung cơ bản về hoạt động tài chính, kế toán, tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị cấp xã; từ đó, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, ra quyết định đầy đủ, kịp thời về công tác tài chính, kế toán, công tác quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.