Đức cam kết viện trợ 350 triệu liều vaccine cho các nước nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phát biểu trong ngày cuối cùng của hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất các nước giàu cung cấp 2,3 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo hơn để chống lại đại dịch COVID-19.

 Thủ tướng Angela Merkel. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Angela Merkel. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang diễn ra tại Anh, các nhà lãnh đạo liên tục đưa ra những cam kết viện trợ vaccine cho các nước nghèo.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu trong ngày cuối cùng của hội nghị (13/6), Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất các nước giàu cung cấp 2,3 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo hơn để chống lại đại dịch COVID-19 cho đến cuối năm 2022, trong đó Đức sẽ "đóng góp đáng kể" và "chịu trách nhiệm cung cấp 350 triệu liều."

Con số này bao gồm 30 triệu liều mà Đức đã đặt mua và sẽ chuyển giao cho các nước. Theo bà Merkel, lượng vaccine có thể sẽ tăng lên theo thời gian, trong đó phụ thuộc vào việc chuyển giao của các nhà sản xuất.

Bà cũng nhấn mạnh thực sự khó để đưa ra các cam kết cụ thể, bởi tình trạng không chắc chắn của các nhà sản xuất, chẳng hạn như vaccine của hãng Johnson & Johnson bị cắt giảm, điều cho thấy không phải tất cả lượng vaccine đã đặt mua đều sẽ được giao.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức khẳng định nếu nước này dư thừa, Đức sẽ chuyển giao số lượng vaccine đó. Cụ thể, trong quý IV, nếu lượng vaccine được chuyển cho Đức nhiều hơn nhu cầu tiêm trong nước, Đức sẽ chuyển cho các nước lượng dư này.

Phần lớn lượng vaccine đóng góp của Đức cho các nước nghèo được thực hiện thông qua Cơ chế chia sẻ vaccine do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng - COVAX, một chương trình mà Đức là nhà tài trợ lớn thứ hai.

COVAX sử dụng tiền để tài trợ cho việc sản xuất, thu mua và xây dựng các cơ sở sản xuất vaccine. Theo Thủ tướng Merkel, mục đích hướng tới là đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận với vaccine.

Trước đó, tại hội nghị G7, các nhà lãnh đạo đều nhất trí cho rằng chỉ có thể đánh bại đại dịch COVID-19 với quy mô toàn cầu khi vaccine được chia sẻ công bằng.

Thủ tướng Đức nhấn mạnh việc sản xuất vaccine sẽ không chỉ diễn ra như trước đây, chủ yếu ở châu Âu hoặc châu Á, mà còn cả ở châu Phi.

Anh trước đó cho rằng sẽ cần 1 tỷ liều vaccine được cung cấp cho các nước nghèo cho tới cuối năm tới. Tuy nhiên con số 2,3 tỷ liều vaccine mà Thủ tướng Merkel đề cập như trên khiến giới quan sát mơ hồ về việc phân phối lượng vaccine lớn như vậy.

Các tổ chức hỗ trợ phát triển gần đây đã kêu gọi các nước giàu "rõ ràng hơn" về các cam kết huy động vaccine cho các nước nghèo. Cho tới nay, chương trình chia sẻ COVAX mới chỉ cung cấp được 83 triệu liều vaccine cho 131 quốc gia, một phần do lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ cũng như do các nước giàu ban đầu đã mua phần lớn vaccine để sử dụng trong nước.

WHO cho rằng cần tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào năm tới. Trong nhiều tuần qua, WHO đã thúc giục các nước giàu nên chuyển bớt lượng vaccine hiện cho cho các nước nghèo thay vì tiêm vaccine cho những người trẻ khỏe mạnh, qua đó ít nhất các nhân viên y tá và những người dễ bị tổn thương nhất có thể được tiêm vaccine ở các nước nghèo hơn.

Cũng tại hội nghị G7, Thủ tướng Merkel đánh giá cao vai trò của Tổng thống Mỹ, cho rằng ông Joe Biden đã mang "một động lực mới" cho hội nghị tại Anh trong 3 ngày qua.

Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Merkel nói: "Không phải thế giới sẽ không có bất kỳ vấn đề gì nữa khi ông Joe Biden được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Nhưng chúng tôi có thể hợp tác tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đó với một động lực mới. Và tôi nghĩ thật tốt khi chúng tôi đã đoàn kết hơn tại hội nghị G7 lần này."

Bên cạnh đó, bà Merkel hy vọng G7 có thể đưa ra những dự án cơ sở hạ tầng đầu tiên tại các nước đang phát triển trong năm 2022.

Theo Mạnh Hùng - Phương Hoa TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.