Đưa âm thanh nhạc cụ thổ dân Úc "chinh phục" người Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ấn tượng bởi những âm thanh độc đáo của cây sáo didgeridoo, một nhạc cụ truyền thống của người thổ dân Úc, anh Huỳnh Tuấn Vũ đã tìm tòi, học cách làm loại nhạc cụ này và tự học cách thổi. Sau hơn 8 năm, anh Vũ đã trở thành một nghệ sĩ điêu luyện, gây sự chú ý đến nhiều người.

Chàng trai Việt mê nhạc thổ dân

Anh Huỳnh Tuấn Vũ, 32 tuổi, ngụ TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) bắt đầu được nhiều người biết đến khi anh tham gia các chương trình truyền hình như Người bí ẩn (HTV 7), Game show Song đấu (VTV 1)… Sự xuất hiện của anh đã tạo được dấu ấn cho ban giám khảo và người xem với việc thổi cây sáo didgeridoo- một nhạc cụ truyền thống của người thổ dân Úc.

 

 Anh Vũ bên cây sáo didgeridoo- một nhạc cụ truyền thống của thổ dân Úc dài khoảng 2,5 mét.
Anh Vũ bên cây sáo didgeridoo- một nhạc cụ truyền thống của thổ dân Úc dài khoảng 2,5 mét.

Nhạc cụ didgeridoo có nhiều tên gọi phù thuộc từng vùng miền ở nước Úc. Loại nhạc cụ này có công năng đa dạng và bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều có thể tìm thấy. Bởi nó có cấu tạo là một ống rỗng tự nhiên, ngoài thân cây bạch đàn được làm nguyên thủy từ thổ dân Úc, nhiều quốc gia khác có những loại didgeridoo như: ống thủy tinh, cây gai dầu, da, gốm sứ, các khúc gỗ khoan ra, thân cây xương rồng khô, hoặc các loại kim loại nhẹ như nhôm... và đặc biệt tiện dụng nhất là ống nhựa.

Anh Vũ chia sẻ, trong một lần tình cờ xem trên tivi, youtube… thấy hình ảnh một nhóm người thổ dân Úc cầm trên tay một loại nhạc cụ “lạ”. “Họ bắt đầu thổi và bất ngờ, loại nhạc cụ này phát ra âm thanh độc đáo, phong phú… những âm thanh truyền thống của người thổ cư như tiếng thú rừng hú, tiếng dòng thác chảy giữa đại ngàn, tiếng gió thổi vi vu hoang dã... Thưởng thức những âm thanh này, tôi thấy nó lạ và cuốn hút người nghe”- anh Vũ cho biết thêm.

Từ đó, anh Vũ bắt đầu tìm tòi các thông tin trên báo đài, các trang mạng xã hội… và được biết đây là nhạc cụ didgeridoo. Sau đó, anh Vũ quyết định xuống TP.HCM tìm mua , tuy nhiên tại đây không ai biết đến didgeridoo. Với quyết tâm phải có được loại nhạc cụ này, Vũ bán xe máy, thứ tài sản lớn nhất có được để bắt đầu cuộc hành trình tới Hà Nội.

“Lặng lẽ đi bộ khắp các con đường, góc phố tại Hà Nội, tôi tìm đến các cửa hàng lớn nhỏ nhưng không ai biết didgeridoo. Trong lúc vô vọng, rất may có một chủ cửa hàng nhạc cụ ở phố Hàng Mành cho biết, một nghệ sĩ xiếc đang sở hữu. Người nghệ sĩ này mua cây sáo trong chuyến đi lưu diễn nước ngoài nhưng vì không chơi được nhiều và biết tôi rất đam mê nên đã đồng ý bán lại”.

Có được cây sáo mơ ước, Vũ quyết định ở lại Hà Nội để có thể học chơi và tìm hiểu thêm về nhạc cụ didgeridoo. Để kiếm sống, anh Vũ xin làm tại một quán cà phê. Sau đó Vũ nghỉ làm do công việc khá bận rộn, thường kéo dài từ 6h30 sáng đến 11h đêm, không còn nhiều thời gian để tập chơi và tìm hiểu didgeridoo. Để chủ động thời gian hơn, anh Vũ mua một chiếc xe đạp, thùng đựng đá và dụng cụ pha cà phê để đi bán cà phê dạo xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Nhờ đó anh có nhiều thời gian để dành cho didgeridoo.

Có được cây sáo didgeridoo, nhưng để học cách thổi loại nhạc cụ này không đơn giản. Vũ tìm đến một số nơi công cộng như góc phố, cổng đình chùa hay công viên để tập tành học thổi didgeridoo. “Loại nhạc cụ này chỉ là một khúc cây rỗng nên việc thổi trở nên khó khăn, qua tìm hiểu, để thổi được nhạc cụ này phải học cách điều khiển hơi thở từ những người tập thiền nên tôi đã học từ họ”- anh Vũ chia sẻ.

Ngoài ra, Vũ quan sát, học cách chơi từ những người khác trên các trang mạng xã hội nên khả năng chơi didgeridoo của anh ngày càng tiến bộ. Theo đó, Vũ dần bắt được nhịp, thổi thành những bài hát với âm thanh độc đáo, lôi cuốn. Những lúc tập thổi sáo tại công viên, khuôn viên chùa… nhiều người thấy Vũ cầm cây sáo “lạ” thổi ra bản nhạc “lạ” đã cho tiền.

 

 
Anh Vũ và vợ cùng kết hợp biểu diễn và giao lưu với nghệ sỹ nước ngoài nổi tiếng.
Anh Vũ và vợ cùng kết hợp biểu diễn và giao lưu với nghệ sỹ nước ngoài nổi tiếng.

Đưa âm thanh hoang dã “chinh phục” người Việt

Sau khi thổi thành thạo nhạc cụ này, Vũ quyết định đến Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam để giới thiệu về cây didgeridoo của mình, đồng thời xin được học và phụ việc ở Trung tâm. Thấy được năng khiếu của Vũ, cũng như sự mới lạ của nhạc cụ này, Ban giám đốc của trung tâm này đã tạo điều kiện, cơ hội cùng đi biểu diễn ở một số sân khấu nhỏ tại Hà Nội.

Ngoài thổi sáo didgeridoo, Vũ còn tập chơi đàn T’rưng, đàn Nhị và trống Cơm… Chơi được đàn didgeridoo, nhưng Vũ nghĩ tới việc thời gian dài cây sáo sẽ bị hư hỏng nên quyết tâm làm bằng được loại nhạc cụ này. Không có cách nào tìm được cây bạch đàn bị mọt ăn rỗng để làm didgeridoo như cách người Thổ dân Úc thủa xưa vẫn làm. Vũ đi tìm mua một đoạn thân bạch đàn dài chừng 1,5m rồi nhờ thợ mộc xẻ đôi và dành gần một tháng để tự đục rỗng hai phần thân bạch đàn, mua sơn, keo, mùn cưa về dán, trang trí bên ngoài. Hình thành cây sáo đầu tiên, Vũ tiếp tục làm cây sáo thứ 2, thứ 3… theo một quy trình tương tự và cây sáo dài tới 2,5 m, được trang trí đẹp hơn.

Biết cách chơi, cách làm loại nhạc cụ này, Vũ nghĩ đến việc dùng didgeridoo, kết hợp với Hang (Trống thép) là nhạc cụ gõ bằng thép, phát ra âm thanh du dương, có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Phần lớn người chơi thường đặt Hang trên hai đầu gối, tuy nhiên cũng có thể đặt nó trên giá đỡ. Họ gõ vào Hang bằng những đầu ngón tay, ngón cái và gan bàn tay hoặc kết hợp cả ba… đây cũng là một nhạc cụ mới mẻ, ít người chơi được ở Việt Nam.

 

Didgeridoo là một nhạc cụ được nhiều người trên thế giới yêu thích, đối với Việt Nam nhạc cụ này rất lạ và mới mẻ. Việc anh Huỳnh Tuấn Vũ dùng didgeridoo biểu diễn để nhiều người được tiếp cận và tận hưởng âm thanh độc đáo này, có thể nói anh là người đầu tiên đưa âm thanh nhạc cụ truyền thống thổ dân Úc “chinh phục” người Việt- Một chuyên gia âm nhạc Việt Nam cho biết.

Ngoài biểu diễn tại một số khu du lịch như Hầm đất sét, Chợ đêm Đà Lạt… Vũ được nhiều người biết đến bởi sự xuất hiện trên các kênh truyền hình: Người bí ẩn), Game show Song đấu, tham gia giao lưu với các nghệ nhân chơi didgeridoo nổi tiếng của thế giới… Từ đó, sự nghiệp của anh càng gắn bó với nhạc cụ này hơn.

Anh Vũ cho biết, sau hơn 8 năm tìm tòi, học hỏi, tích lũy kỹ năng… Vũ dự định sẽ về quê nhà xin đi biểu diễn trong các chương trình ca nhạc và lễ hội của thành phố Đà Lạt.

Đối với chàng trai Việt chơi didgeridoo này, để có được thành quả như ngày hôm nay, đằng sau sự đồng tình của vợ là sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Được biết, vợ anh Vũ- chị Nguyễn Thị Ngọc Hiếu cũng là một nghệ sĩ chơi Trống thép, chị thường cùng chồng kết hợp biểu diễn khắp nơi.

K'Liệp/laodong

Có thể bạn quan tâm

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.