Dự báo một mùa đông rét buốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) đã xuất hiện băng giá, miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay và dự kiến rét hơn năm ngoái từ 0,5 đến 1 độ C.

Theo số liệu quan trắc của cơ quan khí tượng, tại Sa Pa (Lào Cai), nhiệt độ đo được lúc 6 giờ ngày 21-12 là 4 độ C. Đây là mức nhiệt thấp nhất ghi nhận tại Sa Pa kể từ đầu mùa đông đến nay. Trên đỉnh Fansipan xuất hiện băng giá, thu hút không ít du khách đến tham quan.

Fansipan có băng giá, Mẫu Sơn dưới 1 độ C

Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai Lưu Minh Hải cho biết từ đêm 20-12, tại khu vực núi Fansipan, nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C, sương muối xuất hiện từ độ cao 2.800 m. Trong đêm 21-12, nhiệt độ trên dãy Hoàng Liên Sơn sẽ giảm thấp hơn. Mặc dù sương muối chưa xuất hiện tại các vùng thấp của thị xã Sa Pa nhưng theo ông Hải, trước dự báo tình hình thời tiết vụ đông xuân 2020-2021 diễn biến phức tạp và cực đoan hơn những năm trước, ngành nông nghiệp Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung đã chủ động các phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

Ở một số vùng núi cao của miền Bắc, trong ngày 21-12, nhiệt độ cũng ở ngưỡng rét hại như Trùng Khánh (Cao Bằng) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 2,5 độ C; Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 7 độ C. Khu vực Hà Nội nhiệt độ cũng hạ còn 14,7 độ C.

Việc nền nhiệt giảm sâu, rét hại đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân miền Bắc, đặc biệt là những người lao động tự do, bán hàng rong hoặc phải lao động, mưu sinh vào đêm khuya.

 

 Băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan Ảnh: VĂN DUẨN
Băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan Ảnh: VĂN DUẨN



Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng Phòng Dự báo Khí hậu Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết đợt rét đậm, rét hại bắt đầu từ ngày 14-12. Theo thống kê những ngày qua, nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng ở khu vực đồng bằng chỉ từ 10 - 12 độ C. Tại Hà Nội trong sáng 18-12, nhiệt độ hạ xuống dưới 11 độ C. Tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) liên tiếp trong ngày 17 và 18-12, đều ghi nhận ở mức 0,8 độ C, thấp hơn cả nhiệt độ trong tháng 12-2019 là 3,8 độ C.

Thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,0 độ C

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, dự báo đợt rét đậm, rét hại hiện tại sẽ kết thúc vào hôm nay (22-12). Từ nay đến cuối tháng 1-2021, sẽ có khoảng 4-6 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta. Trong đó, ngày 24-12, có một đợt không khí lạnh tăng cường nhưng khá yếu nên nhiệt độ không giảm nhiều. Khoảng ngày 30 đến 31-12, không khí lạnh tăng cường mạnh, nhiều khả năng Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ xuất hiện rét đậm, rét hại trở lại.

Trong thời kỳ 20 ngày đầu tháng 1-2021, nền nhiệt độ ở các tỉnh phía Bắc có xu hướng giảm thấp và khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại hơn so với trung bình nhiều năm. "Dự báo trong tháng 1-2021, nền nhiệt trung bình tháng thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C; giai đoạn này có khả năng cao vùng núi các tỉnh phía Bắc xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan như băng giá, mưa tuyết" - ông Hưởng nói.


Thiên tai làm 342 người chết và mất tích

Ngày 21-12 tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương Phòng chống thiên tai phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới với sự tham gia của đại diện của 11 địa phương khu vực duyên hải miền Trung.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương Phòng chống thiên tai, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra trên 458 trận thiên tai. Trong đó có 13 cơn bão trên biển Đông; 263 trận giông, lốc, 101 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất, 82 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại ĐBSCL.

Thiên tai trong năm 2020 đã làm 342 người chết và mất tích, ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 33.500 tỉ đồng.

Q.Nhật

Bão số 14 suy yếu gây mưa

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng 21-12, bão số 14 (bão Krovanh) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo đến 10 giờ ngày 22-12, vị trí tâm áp thấp ở khoảng 8,5 độ vĩ Bắc,109,9 độ kinh Đông, cách nhà giàn Huyền Trân khoảng 100 km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 21 đến 24-12, khả năng sẽ gây ra mưa, mưa vừa, mưa to cho các tỉnh Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra, mưa trái mùa có thể xảy ra ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong những ngày cuối tháng 12-2020 và 10 ngày đầu tháng 1-2021.


Theo VĂN DUẨN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 27/6: Nhiều nơi có mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở

Thời tiết ngày 27/6: Nhiều nơi có mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở

Ngày và đêm 27/6, nhiều địa phương, đặc biệt khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to tập trung vào chiều tối và đêm, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Chiều tối và tối 27/6, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Theo dự báo, ngày 25/6, vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông và có xu hướng mạnh lên trong những ngày tới. Trên đất liền, mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại vùng trũng.

Thời tiết ngày 24/6: Miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa, nhiều nơi mưa to

Thời tiết ngày 24-6: Miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa, nhiều nơi mưa to

Ngày 24-6, khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 80 mm. Mưa tập trung vào sáng sớm, chiều tối và đêm.Chiều và tối 24-6, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Nước lũ cô lập hơn 600 hộ dân ở Lạng Sơn

Nước lũ cô lập hơn 600 hộ dân ở Lạng Sơn

Từ ngày 19 đến ngày 23-6, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng tại 2 huyện Hữu Lũng và Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, khiến hàng trăm hộ dân bị cô lập, nhiều tài sản thiệt hại, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

null