Dự báo điện thoại thông minh có khả năng tự sửa màn hình trong vòng 5 năm tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo công ty phân tích CCS Insight, điện thoại thông minh có khả năng tự sửa chữa màn hình có thể bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào năm 2028.

Trong báo cáo về những dự báo công nghệ quan trọng nhất cho năm 2024, CCS Insight cho biết họ kỳ vọng các nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ bắt đầu sản xuất điện thoại có màn hình “tự sửa chữa” trong vòng 5 năm tới.

Cách thức hoạt động của tính năng này là kết hợp một “lớp phủ nano” lên bề mặt màn hình, nếu bị trầy xước sẽ tạo ra một vật liệu mới phản ứng khi tiếp xúc với không khí và lấp đầy chỗ hư hại.

Hình ảnh khả năng "tự chữa lành màn hình". Ảnh: The Telegraph

Hình ảnh khả năng "tự chữa lành màn hình". Ảnh: The Telegraph

“Điều này không phải từ lĩnh vực khoa học viễn tưởng, nó có thể xảy ra,” Wood nói với báo giới qua cuộc gọi điện thoại vào đầu tuần này. “Tôi nghĩ thách thức lớn nhất với việc này là đặt ra những kỳ vọng đúng đắn.”

Các công ty đã nói về công nghệ màn hình điện thoại thông minh tự sửa chữa trong vài năm.Đơn cử như LG, gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Hàn Quốc, đã quảng bá công nghệ tự phục hồi trên điện thoại thông minh của mình từ năm 2013. Công ty đã phát hành điện thoại thông minh có tên G Flex có màn hình cong theo chiều dọc và lớp phủ “tự phục hồi” ở nắp sau. LG không giải thích chính xác công nghệ này hoạt động như thế nào vào thời điểm đó.

Một số nhà sản xuất điện thoại khác đã giới thiệu vật liệu tự phục hồi trong điện thoại thông minh. Vào năm 2017, Motorola đã nộp bằng sáng chế cho một màn hình được làm từ “polyme ghi nhớ hình dạng” có khả năng tự sửa chữa khi bị nứt. Với phương án khi nhiệt được truyền vào vật liệu, nó sẽ làm lành các vết nứt.

Trong khi đó, Apple trước đây cũng đã nhận được bằng sáng chế dành cho iPhone màn hình gập có nắp màn hình có thể tự động sửa chữa khi bị hỏng.

Chiếc điện thoại gập của Iphone. Ảnh: TechTweak

Chiếc điện thoại gập của Iphone. Ảnh: TechTweak

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa được tìm thấy trên một chiếc điện thoại thành công về mặt thương mại. Có một số trở ngại đối với việc ra mắt rộng rãi những chiếc điện thoại như vậy.

Đầu tiên, các công ty cần đầu tư nhiều vào nghiên cứu thị trường để đảm bảo có thể xác định được những cải tiến mới trong màn hình điện thoại thông minh. Các hãng cần chi mạnh tay cho quảng cáo để tiếp thị điện thoại và bán chúng với số lượng lớn. Đồng thời cần đảm bảo rằng người tiêu dùng thực sự được thông báo chính xác về mức độ hư hỏng của điện thoại có thể được sửa chữa mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào.

Wood nói đùa rằng anh lo ngại những người đam mê công nghệ như YouTuber nổi tiếng JerryRigsse cầm dao để kiểm tra khả năng tự phục hồi của họ. Ông nói rằng đó không phải là mục đích của các thiết bị tự phục hồi, chính xác hơn là công nghệ chỉ có thể giúp màn hình tự phục hồi những vết xước nhỏ và cơ bản.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.