Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 qua Gia Lai sẽ về đích vào tháng 3-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dự án Quốc lộ 19 qua địa phận tỉnh Gia Lai sẽ được phấn đấu hoàn thành trong tháng 3/2024 để đưa vào khai thác, sử dụng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Phương tiện lưu thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Phương tiện lưu thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, các gói thầu xây lắp dự án nâng cấp Quốc lộ 19 qua địa bàn tỉnh Gia Lai đang được đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành vào tháng 3/2024.

Cụ thể, trong 7 gói thầu xây lắp qua địa bàn tỉnh Gia Lai thuộc dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (dự án nâng cấp Quốc lộ 19), tính đến giữa tháng 8/2023, công tác thảm bê tông nhựa đã hoàn thành hơn 97km (đạt gần 78%).

Trong đó, một số gói thầu đã triển khai thi công cơ bản hoàn thành bê tông nhựa như XL03 được 8,5/10km; XL04B được 17,2/17,9km; XL05 được 13,8/20km; XL06 được 17/17,9km; XL07 được gần 19/19,5km.

Khẳng định đang quyết liệt chỉ đạo chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu tăng tốc các hạng mục chính, tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, tiến độ thi công dự án chưa được như kỳ vọng bởi hàng loạt khó khăn như thời điểm bắt đầu thi công rơi vào đúng thời gian cao điểm dịch COVID-19 bùng phát; mùa mưa khu vực Tây Nguyên thường kéo dài từ 5-6 tháng/năm, không thể triển khai thi công các lớp mặt đường.

Đặc biệt, từ khoảng tháng 3/2023, địa phương có chủ trương tạm dừng cấp phép và gia hạn khai thác để rà soát lại các thủ tục gia hạn thời gian khai thác, cấp mới các mỏ đất san lấp và lấy ý kiến bổ sung của Bộ Tài nguyên Môi trường, đến nay vẫn chưa cấp phép lại.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có rất ít mỏ đất thương mại, khu vực mỏ lại nằm quá xa dự án nên khó khăn về nguồn vật liệu, như các gói thầu XL02 còn thiếu khoảng 45.000m3 đất đắp nền. Tương tự là gói thầu XL04A (thiếu 30.000m3).

Hơn nữa, quá trình triển khai thực hiện dự án còn bị ảnh hưởng bởi biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu, một số nhà thầu thi công cầm chừng, có tâm lý chờ bình ổn giá để hạn chế thiệt hại về kinh tế.

Để đốc thúc tiến độ dự án, phía Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ chỉ đạo chủ đầu tư dự án yêu cầu các nhà thầu thi công lập lại tiến độ thi công chi tiết đối với các hạng mục công việc còn lại của từng gói thầu, tập trung nguồn lực đẩy tiến độ thi công, phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2023, trừ đoạn qua địa phận thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang do đang trong mùa mưa Tây Nguyên (dự kiến khoảng tháng 11 mới kết thúc) và khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp.

“Dự án Quốc lộ 19 qua địa phận tỉnh Gia Lai sẽ được phấn đấu hoàn thành trong tháng 3/2024 để đưa vào khai thác, sử dụng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối, vận tải hàng hóa, hành khách, rút ngắn thời gian đi lại, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh khu vực miền Trung, Tây Nguyên và kết nối với nước bạn Campuchia,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận.

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên tiến hành thành nâng cấp khoảng 127km Quốc lộ 19 và xây dựng mới khoảng 27-35km tuyến tránh với tổng vốn đầu tư gần 156 triệu USD. Trong tổng vốn đầu tư của dự án, vốn vay Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới (WB) là 150 triệu USD; vốn đối ứng tương đương 3,7 triệu USD; viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia cho công tác thiết kế kỹ thuật là 2,1 triệu USD.


Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.