Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14, 19: Tăng tốc để về đích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hệ thống quốc lộ 14, 19 có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh nhà khi Gia Lai nằm ở vị trí khá đặc biệt và thuận lợi: là trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và cũng là trung tâm của khu vực Tam giác phát triển. Đáng mừng là sau một thời gian khá dài chịu cảnh xuống cấp, 2 tuyến quốc lộ này đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng và hiện đang được các chủ đầu tư đẩy nhanh thi công, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Quốc lộ 14 đang tiến gần tới những hạng mục cuối cùng. Ảnh: H.D
Quốc lộ 14 đang tiến gần tới những hạng mục cuối cùng. Ảnh: H.D

Các trục quốc lộ 14, 19 như những chiếc xương cá nối Gia Lai với các tỉnh xung quanh. Quốc lộ 14 nối tỉnh ta với Kon Tum, Quảng Nam và Đà Nẵng về phía Bắc; nối với Đak Lak, Đak Nông và các tỉnh vùng Đông Nam bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn, Bình Định về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia, các tỉnh Nam Lào về phía Tây. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tuyến đường này bị xuống cấp trầm trọng suốt một thời gian dài. Đây chính là một trong những lực cản lớn nhất khiến công tác thu hút đầu tư của tỉnh suốt thời gian qua gặp khó khăn. Bởi vậy, chính quyền và nhân dân tỉnh ta đã vô cùng phấn khởi khi 2 tuyến đường quan trọng này được đầu tư cải tạo, nâng cấp, hứa hẹn sẽ tạo nên những sự thay đổi lớn, tích cực về mọi mặt của tỉnh nhà.

Theo kế hoạch đề ra của Bộ Giao thông-Vận tải, dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên dài khoảng 663 km sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016. Đến nay, đoạn từ Đak Giôn-Tân Cảnh (Kon Tum) có chiều dài 110 km đã hoàn thành trong năm 2013; đoạn còn lại từ Tân Cảnh đến Chơn Thành-Bình Phước (có chiều dài 553 km) đang được tiếp tục đầu tư dưới hình thức BOT và nguồn trái phiếu Chính phủ, với tổng số vốn 10.824 tỷ đồng. Riêng đoạn từ Gia Lai đi Bình Phước, dự án đường Hồ Chí Minh được chia ra làm 3 gói nhỏ là “Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn từ Pleiku đến Cầu 110”, “Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), đoạn Km 817-Km 887 tỉnh Đak Nông” và “Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh điều chỉnh đoạn Km 1667+570-Km 1738+148 (Km 607+600-Km 678+734 quốc lộ 14), tỉnh Đak Lak bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Tính cho tới thời điểm này, theo báo cáo của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, các gói dự án từ Gia Lai đi Bình Phước đang bước vào giai đoạn nước rút. Dự án BOT Gia Lai đã thảm nhựa mặt đường lớp 1 được gần 48 km/57,6 km, thảm nhựa mặt đường lớp 2 được trên 22 km/57,6 km. Hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ hiện đang được tích cực triển khai thi công. Đối với dự án BOT Đak Nông, tính đến ngày 22-4 đã thảm nhựa mặt đường lớp 1 được 52,6 km (đạt 95% khối lượng thi công), thảm nhựa mặt đường lớp 2 được gần 30 km (đạt gần 55% khối lượng thi công). Hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đạt khoảng 82% khối lượng. Riêng gói thầu số 2 thuộc dự án BOT Đak Lak (bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Đức Long Gia Lai) trực tiếp làm nhà thầu thi công thì đã thảm nhựa lớp 1 được 7,2 km (đạt 100% khối lượng), thảm nhựa lớp 2 được 4,5 km (đạt gần 63% khối lượng), hệ thống cống thoát nước đạt 100%. Hiện đơn vị đang thi công các công trình phụ trợ khác.

 

Quốc lộ 19 đang nỗ lực “vượt chướng ngại vật” để về đích. Ảnh: Hà Duy
Quốc lộ 19 đang nỗ lực “vượt chướng ngại vật” để về đích. Ảnh: Hà Duy

Tuyến quốc lộ 19 được xác định là một trong 5 hành lang vận tải chính trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Bởi vậy, dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19 đoạn qua 2 tỉnh Bình Định-Gia Lai theo hình thức BOT do Tổng Công ty 36 thuộc Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư được triển khai cũng đã tạo nên nhiều kỳ vọng không chỉ của Gia Lai mà còn các tỉnh bạn có giao thương với các địa phương khác thông qua quốc lộ 14. Quy mô cải tạo, nâng cấp tuyến đường với thiết kế kỹ thuật theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12 mét (riêng đoạn qua khu vực đông dân cư nền đường được mở rộng lên 15 mét), mặt đường láng nhựa rộng 11 mét. Hiện tại, phân đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai khởi đầu từ huyện Đak Pơ đến thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang), dài 22,644 km (đoạn từ Km 108+00 đến Km 131+300), khối lượng thi công hiện đạt trên 60%.

Hiện tại, chủ đầu tư đang đôn đốc đơn vị thi công huy động tối đa nhân lực, vật lực, thiết bị nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Ngọc Đông trong chuyến công tác tại Gia Lai cách đây ít ngày là “Chủ đầu tư phối hợp với các địa phương giải phóng nhanh mặt bằng, thi công gấp rút để đảm bảo tiến độ bởi mùa mưa đã cận kề. Riêng khu vực đèo Mang Yang cần có giải pháp kỹ thuật căn cơ, hạ ta-luy đường rộng hơn để đảm bảo an toàn”.

Có thể thấy, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh nhà đang ngày càng hoàn thiện. Điều này cho thấy sự nỗ lực của tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null