Đón Tết ở làng Doch 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-  Vượt qua những đoạn đường dốc ngoằn ngoèo trong tiết trời se lạnh của những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019 đến với làng Doch 2, xã Ia Kreng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai để cùng đón Tết với bà con nơi đây. Không khí Tết thật gần, trẻ con tung tăng đùa vui khắp làng, người già khấp khởi mừng vui đón một cái Tết sung túc, viên mãn.
Làng Doch 2, xã Ia Kreng có 130 hộ, trong đó 98% là đồng bào dân tộc Jrai. Cùng với đồng bào cả tỉnh, người dân làng Doch 2 chuẩn bị đón tết với những lễ vật riêng nhưng đầy ý nghĩa. Lễ vật mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc được đồng bào chuẩn bị để dâng lên thần linh. Đây cũng là cách để đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong cuộc sống đương đại. Già Siu Ích-Trưởng thôn cho biết: Dân làng chúng tôi luôn duy trì nét truyền thống của dân tộc mình. Năm nào cũng vậy, chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị đón Tết từ những ngày cuối tháng Chạp. Đầu tiên là dọn vệ sinh đường làng, trang trí lại nhà rông. Việc trang trí nhà rông, mổ heo, làm gà đều do đàn ông trong làng đảm nhiệm, còn đàn bà, con gái tập trung ở sau nhà rông nấu nướng. Đây cũng là dịp để bà con trong làng thắt chặt thêm tình đoàn kết, cùng tương trợ, giúp đỡ nhau để vươn lên trong cuộc sống.
 Dân làng mổ heo để cúng thần linh. Ảnh: Chí Hào
Dân làng mổ heo để cúng thần linh. Ảnh: Chí Hào
Đang cùng nhóm thanh niên làng chặt cây lồ ô làm món cơm lam và thịt nướng, anh Rơ Châm Bdik phấn khởi cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cuối năm, không khí trong làng nhộn nhịp khác hẳn ngày thường. Đến ngày cúng mừng năm mới, tất cả mọi người trong làng đều tập trung đông đủ về nhà rông. Tết này, người làng chúng tôi không chỉ vui vì được mùa, vui vì có cái nhà cao, có thêm cái xe máy, cái ti vi mà vì đã xóa được cái đói, cái nghèo, ổn định cuộc sống”.
Chặt lồ ô để làm món cơm lam. Ảnh: Ngọc Sang
Chặt lồ ô để làm món cơm lam. Ảnh: Ngọc Sang
Theo phong tục của người dân nơi đây, việc cúng Tết phải được tiến hành bởi những người có uy tín trong làng. Một điều đặc biệt nữa, lễ vật dùng để cúng Yàng (trời, thần linh) trong dịp đầu năm mới. ngoài thịt heo, gan heo, gà nguyên con, rượu ghè thì không thể thiếu vật tượng trưng là một bó cỏ lau, một cây ná làm bằng tre. Sau nghi lễ khấn cầu Yàng che chở, phù hộ cho dân làng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, già Siu Ích hướng dẫn cho các thanh niên trong làng đem cột bó cỏ lau cùng cây ná ở góc hiên nhà rông báo hiệu một năm mới đang bắt đầu về với buôn làng. 
Già Siu Ích hướng dẫn thanh niên trong làng treo bó cỏ lau, một cây ná làm bằng tre bên góc mái hiên nhà rông. Ảnh: Ngọc Sang
Già Siu Ích hướng dẫn thanh niên trong làng treo bó cỏ lau, một cây ná làm bằng tre bên góc mái hiên nhà rông. Ảnh: Ngọc Sang
Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều đổi thay. Những ngôi nhà sàn, nhà xây mọc lên san sát. Giờ đây, không chỉ đơn thuần dựa vào trồng cây lúa rẫy mà người dân trong làng đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với những cây, con giống cho hiệu quả kinh tế cao, từ đó có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang hơn. Năm 2018, nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà nước đã đầu tư làm 3km đường bê tông trong làng, hiện hầu hết các trục đường chính trong làng ra trung tâm xã đều được bê tông hóa.
Cũng theo già Siu Ích, chính sách hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thực hiện những năm gần đây dưới nhiều hình thức như: cấp gạo, cây trồng, con giống, phân bón, hỗ trợ chăn màn, vật dụng gia đình, dụng cụ sản xuất đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của đồng bào. Nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, tạo dựng cuộc sống khấm khá. 
Sau nghi lễ cúng thần linh thì mọi người quây quần bên nhau thưởng thức rượu ghè, cơm lam, thịt nướng. Ảnh: Chí Hào
Sau nghi lễ cúng thần linh thì mọi người quây quần bên nhau thưởng thức rượu ghè, cơm lam, thịt nướng. Ảnh: Chí Hào
Trao đổi với P.V, ông Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng cho biết: Ia Kreng là xã khó khăn nhất của huyện Chư Pah. Toàn xã có 525 hộ với 1.888 khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc Jrai, số hộ nghèo chiếm 46,5%. Năm 2018, xã đã giảm được 20 hộ nghèo, hoàn thành chỉ tiêu huyện giao. Trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, xã có 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số được UBND tỉnh hỗ trợ tiền ăn Tết với số tiền 5 triệu đồng/làng. Những năm gần đây, các làng đồng bào dân tộc thiểu số đều được hỗ trợ ăn tết. Đây là chương trình rất ý nghĩa và nhân văn của Đảng và Nhà nước, giúp người dân bớt khó khăn, vui Xuân đón Tết.

Theo thông tin từ Sở Tài chính, nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, UBND tỉnh đã hỗ trợ 1.138 thôn, làng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số với số tiền 5 triệu đồng cho mỗi thôn, làng, giúp đồng bào vui Xuân, đón Tết. Tổng số tiền hỗ trợ cho các thôn, làng đợt này là 5,69 tỷ đồng.

Ngọc Sang-Chí Hào

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.