Đổi đời nhờ xuất ngoại: 'Cuộc chiến' mưu sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xu hướng xuất ngoại đã giúp nhiều gia đình, vùng quê ở Nghệ An "đổi đời", nhưng cũng có những chuyến đi để lại nhiều nước mắt.

Không như giấc mơ

Ông Trịnh Xuân Giáo (57 tuổi, ở TP.Vinh, Nghệ An) là một doanh nhân thành đạt nhờ trồng cam Xã Đoài để xuất khẩu ra nước ngoài. Trước đây, ông từng phải trải qua những chuỗi ngày "đầy nước mắt" ở xứ người.

Cơ quan chức năng Nghệ An đọc lệnh bắt tạm giam Trần Thị Hằng Nga để điều tra hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động.

Cơ quan chức năng Nghệ An đọc lệnh bắt tạm giam Trần Thị Hằng Nga để điều tra hành vi lừa đảo xuất khẩu lao động.

Ông Giáo quê ở H.Yên Thành (Nghệ An), từng tham gia quân ngũ, về làm công chức văn hóa xã rồi nghỉ việc để xuất ngoại. Năm 1995, ông theo chân những người khác ở xã Bảo Thành (H.Yên Thành) sang nước ngoài lao động với hy vọng đổi đời và có 6 năm lăn lộn ở trời Tây trước khi về nước. Năm 2023, ông viết hồi ký với phần lớn nội dung kể về hành trình xuất ngoại đầy gian nan của mình. Cuốn sách đã được xuất bản và tái bản.

"Một doanh nghiệp ở Hà Nội ký hợp đồng đưa tôi đi xuất khẩu lao động tại CH Czech nhưng khi chuẩn bị lên máy bay tôi mới phát hiện bị lừa, visa chỉ là du lịch", ông Giáo kể. Không còn đường lùi vì số tiền vay để xuất ngoại rất lớn, ông phải hạ quyết tâm đi đến cùng. Sang đến Prague (CH Czech), trong túi chỉ có 300 USD cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, ông ra hiệu cho tài xế taxi đưa đến khu sinh sống của người Việt để hy vọng được trợ giúp, nhưng không tìm được.

Đêm tối, tuyết lạnh, phải thuê phòng ngủ qua đêm với cái bụng trống rỗng, chán nản và hoàn toàn thất vọng, trong đêm khuya, ông Giáo chui qua cửa sổ định nhảy lầu. Nhưng khi nghĩ đến cha mẹ, vợ con ở quê và món tiền khổng lồ đang vay mượn, ông quay lại phòng để hôm sau tiếp tục đi dò tìm những người đồng hương Nghệ An ở đất nước xa lạ này.

"Có người mách nước cho tôi chỉ có ở vùng biên giới giáp Đức hoặc Ba Lan, Áo mới có người Nghệ An. Và phải rất vất vả mới tìm gặp được họ", ông Giáo nhớ lại. Đến vùng biên này, ông gặp được một người đồng hương H.Yên Thành, được nuôi ăn và cho phụ bán hàng. Ông bắt đầu học tiếng Đức, đi bán kính mắt và đồng hồ ở một khu chợ gần các ki ốt của người Yên Thành. Ông còn đi học lái xe để tìm việc và được nước sở tại chấp nhận cho cư trú hằng năm.

Công việc vất vả, nhưng gom góp mãi cũng chỉ được 3.200 USD gửi về quê trả nợ. Ông lăn lộn sang Đức rồi Ba Lan và tìm được công việc kết nối dịch vụ gọi điện thoại. Đến năm 2001, khi đã tích cóp được một số vốn, ông Giáo quyết định trở về quê.

Những cuộc viễn du dang dở

Bà Nguyễn Thị Đường (70 tuổi, ở xã Nam Thành, H.Yên Thành) ngồi buồn bã khi nhớ lại sự kiện 39 người Việt tử vong trong container ở Anh vào năm 2019. Con trai bà, anh N.T.T, nằm trong số 21 nạn nhân người Nghệ An trong chuyến xe định mệnh vượt biên từ Pháp sang Anh đó. Anh T. mất đi để lại cho vợ 2 con nhỏ và người mẹ già cùng khoản nợ rất lớn. "Nó đi, để lại một khoản nợ và nếu không có lòng tốt của những người hảo tâm hỗ trợ thì không biết lúc nào mới trả được", bà Đường nói.

Tương tự, anh D.C.T (ở xã Diễn Ngọc, H.Diễn Châu, Nghệ An), một nạn nhân tử vong khác trong vụ việc, cũng để lại cho vợ 4 đứa con nhỏ và người mẹ già. Không chỉ mất đi trụ cột gia đình, vợ anh là chị G. phải gánh món nợ rất lớn vay để anh T. đến "miền đất hứa". Từ ngày chồng mất, chị G. tất tả chạy chợ để nuôi con.

Sau thảm cảnh container năm 2019, tháng 5.2022, một vụ hỏa hoạn ở thị trấn Oldham, Manchester (Anh) cũng khiến 4 người quê Nghệ An tử vong, trong đó có anh N.V.Ư, chồng chị T.T.H (ở xã Diễn Kỷ, H.Diễn Châu). Chị H. cho biết năm 2016, khi con thứ hai của vợ chồng chị mới ra đời được vài tháng, anh Ư. chia tay vợ con sang Nga để lao động. Đầu năm 2017, anh gọi điện về thông báo đã sang Anh. Những tưởng đó là tin vui, nhưng 6 năm ở Anh thu nhập không ổn định vì công việc thất thường. Đêm 6.5.2022, anh Ư. gọi điện về cho vợ, nói đang làm trong một khu nhà ở thị trấn Oldham và đó cũng là cuộc gọi cuối cùng của anh. Một ngày sau đó, vụ hỏa hoạn xảy ra tại chính khu nhà bỏ hoang này khiến anh Ư. cùng 3 người bạn tử vong.

Cạm bẫy bủa vây

Lợi dụng xu hướng xuất ngoại, nhất là sang các thị trường có thu nhập cao, nhiều nhóm lừa đảo xuất khẩu lao động nhắm đến người dân tại nhiều địa phương ở Nghệ An. Cuối tháng 5 vừa qua, Công an Nghệ An bắt tạm giam Trần Thị Hằng Nga (40 tuổi, ở H.Diễn Châu) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lừa xuất khẩu lao động.

Mặc dù không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng Nga vẫn tự giới thiệu mình là giám đốc một doanh nghiệp đưa người ra nước ngoài làm việc với mức giá rẻ hơn các doanh nghiệp khác từ 200 - 300 triệu đồng. Hàng trăm người có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Canada, Mỹ… bị người phụ nữ này lừa, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng. Đây là một trong số nhiều vụ án lừa đảo xuất khẩu lao động xảy ra tại Nghệ An thời gian qua khiến nhiều gia đình khốn đốn.

Ông Vi Ngọc Quỳnh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An, khuyến cáo để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, trước khi xuất khẩu lao động, người dân cần tìm hiểu kỹ doanh nghiệp có chức năng đưa người đi làm việc ở nước ngoài hay không thông qua trang web của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB-XH; hoặc qua cơ quan quản lý lao động ở địa phương. Mặt khác, nếu xuất ngoại không thông qua con đường chính thức sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và khi gặp rủi ro, người lao động đều phải tự gánh chịu với hậu quả thường rất nặng nề.

Theo Khánh Hoan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.