Đổi đời nhờ xuất ngoại: Những ngôi làng tỉ phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà lầu mọc lên san sát thay thế cho những căn nhà cấp 4, địa phương không còn hộ nghèo..., nhiều ngôi làng ở Nghệ An đã "lột xác" nhờ người dân xuất ngoại lao động, thậm chí có cả tỉ phú. Nhưng những đồng kiều hối ấy cũng thấm đẫm mồ hôi và nước mắt...

Một xã hơn 2.000 người xuất ngoại

Sơn Thành (H.Yên Thành, Nghệ An) là xã bán sơn địa. Trong ký ức của ông Nguyễn Hữu Sáu, Chủ tịch UBND xã Sơn Thành, vài chục năm về trước, nơi đây là vùng quê rất nghèo. "Vì nghèo quá mà dân phải tha hương kiếm sống", ông Sáu nói.

Một căn biệt thự đang được xây dựng ở xã Khánh Thành, H.Yên Thành

Một căn biệt thự đang được xây dựng ở xã Khánh Thành, H.Yên Thành

Điểm đến khởi đầu của công cuộc xuất ngoại của người dân xã này là nước Nga. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, một số người ở Sơn Thành sang Nga tìm kiếm việc làm. Nhận thấy thu nhập khá hơn nhiều lần so với ở quê nhà nên nhiều người đã đi theo và tạo thành làn sóng xuất ngoại vào những năm sau đó. Từ Nga, nhiều người tỏa sang các nước khác ở châu Âu như Ba Lan, Đức, Anh… bằng nhiều cách khác nhau. Đến nay, Sơn Thành có hơn 2.000 người đang lao động, làm ăn ở các nước, trong đó chủ yếu là châu Âu, Hàn Quốc..., chưa kể rất nhiều người đã định cư luôn ở nước ngoài. Mỗi năm, lượng kiều hối gửi về xã Sơn Thành khoảng hơn 400 tỉ đồng,.

"Ở đây hầu như nhà nào cũng có người đi xuất khẩu lao động, có gia đình 2 - 3 người đi. Nhà tôi có 2 con trai, 2 con dâu và đứa cháu nội cũng đang ở châu Âu, dù mới sang vài ba năm nhưng công việc đã ổn định và thu nhập cũng rất tốt", ông Sáu cho hay. Sự thành công của nhiều người xuất ngoại đã tạo nên phong trào "người người đi xuất khẩu lao động" tại địa phương.

Nguồn lực từ lực lượng lao động xuất ngoại dồi dào nên người dân ở Sơn Thành đã thoát nghèo một cách ngoạn mục. Năm 2013, xã này trở thành xã đầu tiên về đích nông thôn mới ở Nghệ An và 10 năm sau cũng hoàn thành mục tiêu nông thôn mới kiểu mẫu.

Đến nay, Sơn Thành có hơn 9.000 người nhưng không còn hộ dân nào thuộc diện nghèo. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là 84 triệu đồng, gần gấp đôi so với thu nhập bình quân khu vực nông thôn của cả nước. Nhà 2 - 3 tầng, biệt thự mọc lên như nấm. Nhiều gia đình đã thành triệu phú USD.

Xã Bảo Thành, H.Yên Thành "thay da đổi thịt" nhờ lao động xuất ngoại

Xã Bảo Thành, H.Yên Thành "thay da đổi thịt" nhờ lao động xuất ngoại

"Thực sự Sơn Thành đã lột xác nhờ xuất ngoại vì nguồn lực chủ yếu từ kiều hối gửi về quê. Xã nông nghiệp nhưng nông nghiệp chỉ phục vụ lúa gạo để ăn chứ tạo hàng hóa rất ít", ông Sáu cho hay.

Người đi trước dìu người đi sau. Những người sang châu Âu, được định cư lâu dài đã mở nhà hàng, tiệm làm móng rồi bảo lãnh, tuyển lao động từ quê nhà sang làm việc. Không chỉ khá giả về kinh tế, nhiều người dân ở Sơn Thành có người thân đã định cư lâu dài ở châu Âu thường được bảo lãnh đi du lịch khắp châu lục này.

"Có nhiều cặp vợ chồng năm nào cũng sang bên đó chơi một vài tháng do con cái bảo lãnh. Chơi chán thì về. Tôi và anh Bí thư Đảng ủy xã cũng được anh em hội đồng hương bên đó mời sang gặp mặt bàn chuyện hỗ trợ quê nhà mấy lần rồi nhưng chưa xin phép huyện để đi được", ông Sáu kể.

Cùng chí hướng, "người hàng xóm" với Sơn Thành là xã Bảo Thành kề bên những năm qua cũng đã lột xác nhờ lực lượng xuất ngoại lao động. Nhà lầu mọc lên san sát. Bảo Thành hiện có gần 1.600 người đang sinh sống, làm việc ở các nước, vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn ở châu Âu. Lượng kiều hối mỗi năm gửi về lên đến hàng trăm tỉ đồng. Nhờ siêng năng, chịu khó, nhiều người đã có cuộc sống, công việc ổn định ở các nước châu Âu và trở thành chủ nhà hàng, tiệm làm móng, cửa hàng mua sắm...

Nằm sát con đường làng đổ bê tông ở xã Khánh Thành (H.Yên Thành) là một tòa biệt thự 4 tầng lầu đang được hoàn thiện. Chủ nhân của căn biệt thự này đang làm việc ở nước ngoài. Trông coi công trình là một người đàn ông luống tuổi, người thân của chủ nhà. Ông cho biết sau khi hoàn thành, tòa nhà này tốn khoảng gần 20 tỉ đồng, bao gồm cả nội thất. Cách đó không xa, sát bên QL7, một tòa biệt thự khác cao 5 tầng cũng đang được hoàn thiện. Chủ nhân tòa nhà cũng đang làm việc ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Đào Quý, Chủ tịch UBND xã Khánh Thành, cho hay hơn 10 năm về trước, nơi đây là xã nghèo thuần nông. Do địa hình của xã như cái lòng chảo nên thường xuyên bị ngập lụt, gây mất mùa. Cây lúa không thể giúp người dân thoát nghèo nên nhiều người dân đã theo chân những người ở các xã Bảo Thành, Sơn Thành bên cạnh đi xuất khẩu lao động.

Đến nay, xã Khánh Thành có gần 900 người đang lao động ở ngoài nước, mỗi năm gửi về hàng trăm tỉ đồng. Nhờ xuất ngoại, nhiều gia đình đã đổi đời, trở nên giàu có. Những căn nhà 2 - 3 tầng mọc lên san sát, như một vùng đô thị. Sự đổi thay quá nhanh khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên về vùng quê này.

Dẫn đầu về xuất khẩu lao động ở xã Khánh Thành là xóm Mỹ Khánh. Một người dân nhẩm tính xóm hiện có khoảng hơn 300 người đang làm việc ở các nước, vùng lãnh thổ, trong đó có khoảng 100 người đang ở Hàn Quốc. Có những gia đình có 2 - 3 người con đang ở nước ngoài, mỗi tháng gửi về vài trăm triệu đồng. Nhiều cặp vợ chồng gửi con cái lại cho ông bà rồi cả hai cùng xuất ngoại. Ngoài các thị trường quen thuộc như Đài Loan, Nhật Bản, nhiều người chuyển hướng đến các nước có thu nhập cao như Hàn Quốc, Úc, Canada, Mỹ…

"Con em trong xã cứ học xong lớp 12 là xuất ngoại bằng con đường du học, đi theo dạng hợp đồng lao động, người thân bảo lãnh… Ở nhà chỉ còn người già và phụ nữ", ông Nguyễn Đào Quý cho hay.

6.000 tỉ đồng kiều hối mỗi năm

Yên Thành là huyện thuần nông của Nghệ An, nông nghiệp là thế mạnh. Thế nhưng, sự "lột xác" về kinh tế lại đến từ xuất khẩu lao động. Số liệu của Phòng LĐ-TB-XH H.Yên Thành cho biết hiện có hơn 20.000 người dân của huyện (ở các xã Sơn Thành, Bảo Thành, Khánh Thành, Đô Thành...) đang lao động ngoài nước; trong đó có khoảng 3.500 người ở Đài Loan, 2.900 người ở Nhật Bản, 1.500 người ở Hàn Quốc, hơn 2.000 người ở châu Âu...

Một góc xã Đô Thành (H.Yên Thành), xã nổi tiếng giàu có nhờ con em xuất ngoại làm việc

Một góc xã Đô Thành (H.Yên Thành), xã nổi tiếng giàu có nhờ con em xuất ngoại làm việc

Chỉ mới 5 tháng đầu năm nay, thêm 765 người xuất ngoại tại H.Yên Thành theo dạng có hợp đồng lao động, chưa kể những người đi theo dạng du học và thông qua các con đường khác. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2023, lượng kiều hối gửi về quê khoảng 250 triệu USD (tương đương khoảng 6.000 tỉ đồng), gần bằng 1/3 nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Ông Vũ Văn Quyền, Phó phòng LĐ-TB-XH H.Yên Thành, cho hay trong bối cảnh lực lượng lao động nhiều, ít việc làm như ở Yên Thành thì xuất ngoại là xu hướng phù hợp. Thực tế, xuất khẩu lao động đã thành ngành "mũi nhọn" của huyện trong những năm qua, làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều gia đình.

Mỗi năm, Yên Thành được tỉnh Nghệ An giao chỉ tiêu đưa 1.300 - 1.500 người xuất khẩu lao động nhưng năm nào cũng vượt. Xuất ngoại đã thành xu hướng, người đi trước mở đường cho người đi sau. Nguồn lực trong dân dồi dào nên việc vay vốn khá dễ dàng thông qua quá trình anh em, hàng xóm hỗ trợ nhau.

Để tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận và có đủ thông tin về môi trường làm việc, thu nhập ở các nước, hằng năm, Phòng LĐ-TB-XH H.Yên Thành phối hợp các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu lao động về địa phương giới thiệu, tuyển dụng lao động để đưa họ xuất ngoại. (còn tiếp)

Theo Khánh Hoan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.