Đôi cánh ước mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.

Những quả xanh non đang lớn dần trong những ngày ngập nắng và cả tiếng giục giã của lũ chim. Chúng chơi đùa cùng nhau. Lâu lâu lại mổ gắp lấy con sâu nhỏ trong kẽ lá hay sà xuống gốc cây cắp lấy một vài con cào cào, châu chấu. Quanh gốc cây cỏ xanh mơn mởn hân hoan. Sớm mai trong veo. Bầu trời cao vợi, xanh ngắt, đôi gợn mây trắng thong dong theo làn gió dìu dịu. Hè vừa đến, cô và trò đã đồng hành đến những ngày cuối của năm học.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Những ngày chớm hạ. Lũ ve ngân những thanh âm réo rắt gọi nắng về rực rỡ. Ngày mới bắt đầu bằng tiếng chim ríu rít ngoài thềm. Chúng thức dậy cho một ngày mệt nhoài với việc mưu sinh. Tôi cũng bắt đầu một ngày rộn ràng, bận bịu với công việc. Học trò cũng say sưa với những trang sách cuối cùng của năm học.

Ngoài hiên nắng mải mê chảy tràn trên tán lá và các bậc thang. Trò lặng yên cắm cúi viết bài, tôi nhìn ra khung cửa sổ. Bỗng nhiên có đôi chim sẻ sà xuống hành lang nhảy vài bước rồi vụt bay lên mái trường phủ rêu phía trước. Thoắt cái lại vút lên cao về phía bầu trời xanh thẳm. Đôi cánh nhỏ xinh giờ chỉ còn một chấm đen trên nền trời xanh biếc, mênh mông rồi mất hút.

Lớp học vẫn lặng yên, những gương mặt thơ ngây đang cắm cúi viết bài, chỉ còn tiếng sột soạt của trang giấy. Tôi bỗng hân hoan với ý nghĩ: Tương lai không xa, những cô cậu học trò này sẽ như đôi cánh chim kia, bay cao, bay xa rộng dài trên khắp mọi miền của đất nước.

Nhớ cách đây vài năm, mỗi khi học sinh ngồi yên trong lớp là lúc nào cũng có đôi chim sáo sà xuống nhảy lên từng bậc thang. Sau này, đôi chim ấy sinh sôi được cả đàn bảy con và chúng vẫn giữ thói quen chờ khi sân trường yên tĩnh lại đến nhảy nhót trên từng bậc thang. Vừa nhảy, chúng vừa ngó nghiêng cái đầu nhìn xung quanh như những đứa trẻ tò mò, thích thú.

Tôi tự coi chúng là những người bạn và âm thầm thưởng thức cái khoảnh khắc yên bình ấy. Mỗi ngày trôi qua, tôi chờ đợi và khẽ nhẩm đếm các thành viên trong gia đình nhỏ. Số lượng giảm dần cho đến khi tôi chờ mãi không thấy gia đình nhà sáo đến nữa. Tôi không biết vì sao và luôn nuối tiếc khi thấy từng bậc thang trống rỗng, mong một cánh chim quen thuộc trở lại.

Dạo này có lũ chim sẻ thường đến nhưng chúng thoắt đến rồi thoắt bay lên rất nhanh. Một đôi sáo cũng đã về. Chúng đậu dưới chân cầu thang ngó nghiêng có vẻ chăm chú lắm. Có lẽ chúng đang cảm nhận âm thanh đọc bài quen thuộc của học trò hoặc thấy được sự an yên nơi này mà quay về. Tôi khẽ mỉm cười như vừa gặp lại học trò cũ chắp cánh bay đi khắp miền Tổ quốc dựng xây ước mơ nay trở về thăm mái trường xưa...

Có thể bạn quan tâm

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.