Độc đáo nghề "thổ hoa" truyền thống 500 năm tuổi bên dòng sông Đáy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ nguyên liệu đất sét, qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân làng Quyết Thành, tỉnh Hà Nam đã tạo nên những sản phẩm tinh tế, được xuất khẩu đi khắp các nơi trên thế giới...
Những sản phẩm gốm mỹ nghệ của nghệ nhân làng nghề Quyết Thành. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những sản phẩm gốm mỹ nghệ của nghệ nhân làng nghề Quyết Thành. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cách thành phố Phủ Lý chừng 6km về phía Tây Bắc, men theo Quốc lộ 21B khi vừa đi qua cầu Quế, có một cổng làng khá lớn có dòng chữ “Làng nghề truyền thống gốm Quyết Thành.”
Làng Quyết Thành có tên xưa là Quế Quyển. Theo lưu truyền, nghề gốm truyền thống trong làng đã có từ 500-600 năm trước. Xa xưa, một vị tổ nghề từ nơi khác đến làng lập nghiệp đã truyền dạy kỹ thuật làm gốm cho dân làng, để rồi Quyết Thành trở nên nức tiếng gần xa.
Trải qua bao giai đoạn thăng trầm cùng đất nước, làng nghề gốm Quyết Thành tưởng chừng có lúc lâm vào cơn bĩ cực mai một, khi trong làng chỉ còn phát triển thưa thớt vài nhà làm nghề, lò nung dần bị nguội lửa. Thế rồi luồng gió mới đã tạo cho làng nghề một luồng sinh khí mới khi năm 2004, làng nghề đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam công nhận là làng nghề truyền thống. Với quy mô của một làng nghề, các sản phẩm gốm mỹ nghệ tinh xảo truyền thống được quảng bá rộng rãi, được nhiều người biết hơn. Những người vốn là thợ giỏi được công nhận vì đã có công lao đóng góp cho phát triển làng nghề. Làng gốm Quyết Thành dần được khôi phục lại, còn sớm tạo được thương hiệu, giữ vững vị thế là một làng nghề truyền thống với hàng nghìn sản phẩm khác nhau.
Theo các cụ làm gốm cao niên trong làng, sự khác biệt của gốm Quyết Thành với các sản phẩm gốm sứ khác chính là màu gốm tự nhiên, không tráng men, được quy định thông qua quá trình nung gốm. Bên cạnh các sản phẩm gốm sành dân dụng như chum, vò, vại, cối thì những người thợ tài hoa ở nơi đây còn khéo léo dùng kinh nghiệm để chưng cất lên một loại gốm đặc biệt có màu đỏ tươi như son - đó là gốm son hay còn gọi là gốm mỹ nghệ, mang thương hiệu gốm Quyết Thành.
Quy trình để tạo ra sản phẩm gốm Quyết Thành cũng khá công phu, với nhiều công đoạn, được kiểm soát chặt chẽ. Đất sét sau khi khai thác về sẽ được để lộ thiên, hội tụ đủ khí âm dương và làm sạch, lọc bỏ tạp chất, trộn nước, luyện dẻo, nắn thành các con thoi rồi đưa tới khâu tạo hình, tạo cốt, tạo dáng sản phẩm. Đây được coi là khâu quan trọng đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, sự khéo léo, tỉ mẩn…
Mời quý độc giả đón xem clip phóng sự về làng nghề làm gốm Quyết Thành:
.
Theo Minh Hiếu (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.