Độc đáo nghề gốm truyền thống của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Không biết nghề gốm của người Jrai có từ bao giờ. Chỉ biết rằng qua bao thăng trầm, nét độc đáo của nghề thủ công truyền thống này vẫn được gìn giữ trong các ngôi làng.

Ngày xưa, nghề gốm truyền thống của người Jrai thường do phụ nữ đảm nhiệm. Ngày nay, nam giới cũng tham gia vào việc làm gốm, trong đó có ông Rơ Châm Hiêng ở làng Yăng 3, xã Ia Phí, huyện Chư Păh.

Nghệ nhân Rơ Châm Hiêng hướng dẫn người dân trong làng kỹ thuật làm gốm. Ảnh: X.T

Nghệ nhân Rơ Châm Hiêng hướng dẫn người dân trong làng kỹ thuật làm gốm. Ảnh: X.T

Nguyên liệu làm gốm chủ yếu từ đất sét. Để sản phẩm đạt chất lượng tốt, khâu tuyển chọn nguyên liệu giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Người lấy đất sét đòi hỏi phải có kinh nghiệm, chọn những loại đất có độ mịn, dẻo cao. Đất sét sau khi lấy về được tán nhuyễn, trộn thêm cát mịn theo tỷ lệ nhất định và một ít nước, sau đó dùng tay nhào nặn thật nhuyễn, loại bỏ tạp chất.

Ông Hiêng cho biết: “Nếu đất sét không pha cát hoặc pha không đúng tỷ lệ thì sản phẩm sẽ dễ bị nứt khi nung”.

Cũng giống như các dân tộc khác ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, dụng cụ làm gốm hết sức đơn giản với chỉ 1 cái đôn gỗ cao khoảng 50-70 cm, 1 thanh tre chuốt mỏng hoặc uốn cong (gọi là kong) để cạo mỏng thân gốm, làm láng và nạo lòng, 1 mảnh vải nhỏ dùng be chuốt bề mặt và 1 viên cuội nhỏ đánh láng sản phẩm sau khi được phơi khô. Không máy móc, không bàn xoay, không khuôn đúc, tất cả đều phụ thuộc vào độ khéo léo của đôi tay nghệ nhân.

Để tạo hình sản phẩm, nghệ nhân đặt nguyên liệu lên bệ đỡ, vừa đi quanh theo chiều kim đồng hồ vừa vuốt miết tạo nên hình dáng cho sản phẩm. Sau đó, họ dùng kong để nạo lấy phần nguyên liệu ở lòng sản phẩm và làm mỏng thân gốm, tiếp theo dùng mảnh vải nhỏ thấm nước chuốt quanh để làm đều bề mặt.

Công đoạn cuối cùng của việc tạo hình là trang trí cho sản phẩm, nghệ nhân dùng que vót nhọn hoặc lông nhím để khắc vẽ, chủ yếu là dạng hoa văn hình học, cỏ cây hoặc đắp nổi các con vật như: thằn lằn, cóc…

Sau khi hoàn thành công đoạn tạo hình, sản phẩm được đem phơi khô, có nơi gác giàn bếp khoảng 4-5 ngày. Cuối cùng, họ dùng viên đá nhỏ để đánh láng bề mặt bên ngoài rồi mới đem nung.

Nghệ nhân dùng Kong để nạo trong lòng sản phẩm. Ảnh: X.T

Nghệ nhân dùng Kong để nạo trong lòng sản phẩm. Ảnh: X.T

Người Jrai chỉ nung lộ thiên. Họ chất sản phẩm thành cụm trên nền đất trống, phủ rơm hoặc cây rừng rồi đốt lửa khoảng 2-4 tiếng đồng hồ tùy theo độ nhiệt và sức gió. Gốm của người Jrai không tráng men, khi nung chín thì tiếp tục vùi vào vỏ trấu, sau lấy ra và quét thêm một lớp nước cây rừng màu tím đen. Người Jrai gọi là cây “nung”. Sản phẩm gốm sau đó tiếp tục đem phơi nắng hoặc gác bếp khoảng 15 ngày thì có thể sử dụng.

Những vệt cháy đen kết hợp với nước cây nung và ám khói bếp tạo nên những sản phẩm độc đáo, giản dị, thô mộc, bền chắc. Việc sử dụng nước cây nung tạo nên khác biệt của người Jrai so với các dân tộc khác. Loại nước này vừa tạo màu đen làm đẹp cho sản phẩm vừa có tác dụng như một lớp men để bảo vệ xương gốm được bền chắc hơn.

Trước đây, sản phẩm gốm làm ra chủ yếu là các loại nồi tròn dùng để nhuộm màu sợi vải, nấu cơm, nấu thức ăn hoặc là những chiếc ché với họa tiết đơn giản sử dụng để ủ rượu cần hay làm vật hiến tế trong các nghi thức tín ngưỡng.

Ngày nay, sản phẩm đa dạng hơn, một mặt phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, mặt khác còn làm đồ lưu niệm, phục vụ du khách trải nghiệm.

Tuy nhiên, với sự tiện lợi từ các vật dụng hiện đại, số lượng người biết làm gốm ngày càng ít đi. Do đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề gốm truyền thống của người Jrai trở nên quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi nỗ lực của cá nhân, tổ chức và đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng. Trong đó, cần tạo điều kiện để cộng đồng vừa là người thực hành, hưởng thụ và hưởng lợi từ di sản. Khi đó, giá trị cốt lõi của việc bảo tồn nghề gốm truyền thống mới bền chặt.

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.