Độc đáo dùng rễ cây thuốc cá để bắt cá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từ sau Tết Nguyên đán, bà con nông dân nuôi tôm quảng canh ở tỉnh Cà Mau lại tất bật vào mùa bắt cá trong vuông để chuẩn bị thả giống tôm cho vụ mới. Tại đây, bà con thường sử dụng rễ cây thuốc cá để bắt cá nên người ta hay gọi là thuốc cá vuông.

 

 Thuốc cá vuông là hoạt động thường niên của bà con nuôi tôm quảng canh, nhằm chuẩn bị cho vụ tôm mới
Thuốc cá vuông là hoạt động thường niên của bà con nuôi tôm quảng canh, nhằm chuẩn bị cho vụ tôm mới


Theo người dân tại Cà Mau, chất trong rễ thuốc cá sẽ giết sạch những loài thủy sản máu đỏ. Các loài cá khác nhau sẽ chết trước hay sau tùy vào khả năng chịu đựng, còn những con máu trắng như cua, tôm thì không bị ảnh hưởng. Cá chết do rễ thuốc cá an toàn với người sử dụng. Theo nhiều nông dân địa phương, mỗi năm trước khi bước vào vụ tôm mới phải thuốc cá trước để tránh nhiều loài cá ăn tôm con.

 

Từ tờ mờ sáng, nông dân đã rải thuốc cá để kịp đem cá ra chợ bán vào buổi sáng
Từ tờ mờ sáng, nông dân đã rải thuốc cá để kịp đem cá ra chợ bán vào buổi sáng
 Dùng vợt để vớt cá khi cá ngấm thuốc
Dùng vợt để vớt cá khi cá ngấm thuốc


Có mặt tại nhà ông Dương Minh Khẹn (ngụ xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi) khi ông đang chuẩn bị thuốc cá vuông, ông cho biết: Thuốc cá vuông phải được thực hiện trong con nước kém (thời điểm nước ngoài sông cạn) thì mới xả nước trong vuông ra sông được. Sau khi xay sẵn thuốc cá, xả cạn nước trong vuông, đến khoảng 5 giờ sáng thì bắt đầu rải thuốc cá để kịp vớt cá bán vào lúc 8-9 giờ sáng.
 

 Tại những chỗ trũng nước còn khá sâu, rất khó để bắt được những con cá khỏe.
Tại những chỗ trũng nước còn khá sâu, rất khó để bắt được những con cá khỏe.
Niềm vui bắt được những con cá lớn
Niềm vui bắt được những con cá lớn


Sau khi rải thuốc cá xuống vuông, cá ngấm thuốc sẽ bắt đầu chết dần, rồi nổi lên mặt nước, lúc này nông dân sẽ dùng vợt vớt những con cá này bỏ lên xuồng. Cứ thế, rất nhiều cá đều được bắt gọn. Sản lượng cá nhiều hay ít dựa vào diện tích vuông tôm lớn hay nhỏ vì đa số đều là cá tự nhiên từ sông vào sinh sống. Có những hộ có diện tích lớn thì thu hàng chục triệu đồng từ tiền bán cá thuốc vuông, còn trung bình mỗi đợt thuốc cá bà con thu từ 3-5 triệu đồng.

 

 
Cá được bỏ lên xuồng để chở vào nhà
Cá được bỏ lên xuồng để chở vào nhà
Đối với những con cá không nổi lên, phải trực tiếp mò dưới kênh như thế này
Đối với những con cá không nổi lên, phải trực tiếp mò dưới kênh như thế này
Và có khi mò được cả những con cua to
Và có khi mò được cả những con cua to
Cá sau khi được đem vào nhà sẽ được phân loại
Cá sau khi được đem vào nhà sẽ được phân loại
Rồi rửa sạch để đem ra chợ bán
Rồi rửa sạch để đem ra chợ bán
12
Những con cá chẽm này có trọng lượng từ 3-5kg, bán được giá cao
Mỗi đợt thuốc cá nông dân thu trung bình từ 3-5 triệu đồng
Mỗi đợt thuốc cá nông dân thu trung bình từ 3-5 triệu đồng

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

Tạm gác lại những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, những sinh viên tình nguyện hè của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), cùng nhau lên đường về với vùng đất thiêng liêng U Minh Hạ, để cùng ăn, cùng sống và cùng góp sức trẻ thể hiện phong trào “sinh viên 5 tốt”, cống hiến và trưởng thành.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.