Độc đáo chợ Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chợ là nơi thể hiện đặc trưng văn hóa và nếp sinh hoạt của cộng đồng. Nét đặc thù của từng vùng đã hình thành nên những khu chợ độc đáo mà khi nhắc đến tên, người nghe đã hình dung ra những riêng biệt của nó. Ở phố núi Pleiku cũng có những khu chợ đặc biệt như vậy.

Chợ... một buổi

Sở dĩ gọi như vậy vì chợ chỉ họp một buổi trong ngày. Chợ “đồng” trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (làng Ngó, phường Trà Bá) từ trước đến nay chỉ họp vào buổi chiều, từ khoảng 15 giờ trở đi. Đây là ngôi chợ tự phát nhưng lại khá tấp nập, thu hút không chỉ người tiêu dùng ở khu vực làng Ngó mà nhiều người dân từ trung tâm thành phố cũng đến làm khách quen.

Ngôi chợ nhỏ này hút khách là bởi các mặt hàng được bán tại đây chủ yếu có xuất xứ từ đồng ruộng, xanh sạch như: cá, lươn, tép, heo, gà và các loại rau trồng trong vườn nhà của bà con trong làng.

Chợ “đồng”-ngôi chợ đặc biệt trước sân nhà anh Rmah Plunh (làng Ngó, phường Trà Bá, TP. Pleiku). Ảnh: H.D

Chợ “đồng”-ngôi chợ đặc biệt trước sân nhà anh Rmah Plunh (làng Ngó, phường Trà Bá, TP. Pleiku). Ảnh: H.D

Chợ “đồng” có diện tích khoảng hơn 100 m2. Đó vốn là khoảnh sân trước của gia đình anh Rmah Plunh. Anh Plunh cho biết: “Trước kia, chỉ có một số bà con trong làng gùi rau, cá... bán ở đầu đường (đoạn giao Nguyễn Hữu Thọ-Lê Duẩn).

Dần dần, số người buôn bán nhiều lên, người mua cũng tập trung đông hơn nên gây cản trở giao thông, Tổ trật tự đô thị-giao thông của phường đến nhắc nhở, yêu cầu không tụ tập buôn bán. Nhà tôi chỉ cách đầu đường khoảng 50 m, lại có khoảng sân rộng, có mái che nên một vài người xin để hàng bán nhờ. Tôi thấy cũng không ảnh hưởng gì nên đồng ý.

Cứ vậy, phía trước nhà dần thành chợ như bây giờ. Hiện có khoảng hơn 20 người bán cố định với đủ mặt hàng thịt, cá, rau... Bên cạnh đó, còn có nhiều người bán không cố định, nhà có gì bán đó”. Ngoài ra, để chợ có thể hoạt động lâu dài, đảm bảo vệ sinh, bà con thống nhất nộp phí dọn rác và rửa sân cho anh Plunh.

Là một trong những người buôn bán tại chợ “đồng” từ những ngày đầu, chị Kiếu (làng Ngó) chia sẻ: “Tôi lập gia đình năm 21 tuổi. Lúc đó, nhà cũng khó khăn nên sau khi tách hộ, tôi không có đất để sản xuất. Có những hôm chồng đi đơm cá được nhiều, tôi lại đem đến khu chợ này để bán. Thấy buôn bán cũng được nên tôi còn mua cá lóc, cá rô, lươn... do người dân trong làng đánh bắt được để bán thêm. Mỗi ngày, tôi lãi khoảng 100-200 ngàn đồng. Nhờ vậy mà cuộc sống của vợ chồng và 3 đứa con tôi cũng tạm ổn”.

Nằm giữa lòng thành phố, chợ Bà Định (phường Yên Đỗ) lại chỉ họp vào buổi sáng. Cái tên “Bà Định” xuất phát từ một người phụ nữ bán tôm cá tên là Lê Thị Nữ. Con đầu của bà tên là Định. Ngày trước, người ta vẫn thường lấy tên của người con đầu để gọi tên cha mẹ. Danh xưng “Bà Định” ra đời vì lẽ đó.

Nghe kể lại rằng, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, tại ngã năm này, một số bà con ở làng Pleiku Roh (phường Yên Đỗ) thường đem những món “cây nhà lá vườn” như gà, rau, củ, quả, cá, tép… để bán và thu hút được khá nhiều khách hàng. Bà Nữ nhà ở gần đó thấy vậy cũng bày một sạp hàng bán cá, tôm ngay bên cạnh. Sạp hàng của bà lớn nhất lúc bấy giờ. Lâu dần thành quen, từ đó người ta cứ gọi tên khu chợ tự phát này là chợ Bà Định.

Chị Lê Thị Tú Vi (tổ 8, phường Yên Đỗ) cho hay: “Từ trước tới nay, tôi chỉ đi chợ Bà Định, vì hàng hóa ở đây rất tươi ngon. Rau, củ, quả… thường do bà con trong làng Pleiku Roh hoặc các làng ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) đem ra bán. Các loại thịt, cá cũng vậy, khá tươi. Vì chợ chỉ họp buổi sáng nên hầu hết người bán chỉ lấy đủ số hàng bán trong 1 buổi, không để tồn quá nhiều qua hôm sau. Vì vậy, người mua cũng không sợ mua phải đồ cũ, đồ lâu ngày”.

Dạo một vòng quanh TP. Pleiku, không khó để thấy nơi đây còn rất nhiều khu chợ chỉ họp một buổi như vậy. Khu chợ nằm ngay hẻm cạnh nhà số 626 Lê Duẩn (phường Thắng Lợi) vẫn được người dân gọi nôm na là chợ đường luồng cũng chỉ họp vào buổi chiều. Ngay trung tâm thành phố thì có các chợ xổm đường Trần Quốc Toản, chợ đầu cầu Phan Đình Phùng...

Điểm chung của những ngôi chợ này chính là sự dân dã, thực phẩm phần đa là “cây nhà lá vườn”, nuôi trồng tự nhiên. Sản phẩm tự nuôi trồng nên cũng không có nhiều, chỉ một lúc bán hết thì tan chợ. Vì vậy, mặc dù là chợ tự phát nhưng lại thu hút rất nhiều bà nội trợ đảm đang, tinh mắt. Thậm chí, nhiều du khách cũng vô cùng thích thú khi được trải nghiệm chọn lựa những mặt hàng có xuất xứ từ làng.

Nâng cấp thành “đặc sản”

Thật thiếu sót nếu nói đến chợ ở Pleiku mà không nhắc đến chợ đêm (đường Nguyễn Thiện Thuật). Như tên gọi, khu chợ này chỉ bắt đầu khi màn đêm bắt đầu buông xuống và kết thúc lúc trời hửng sáng. Ban đầu, đây là nơi tập kết hàng hóa, nhiều nhất là các loại rau, củ, quả… từ các vùng trồng rau ven đô trước khi được phân tán về các huyện, thị lân cận.

Ban đầu, với mục đích phục vụ những lao động hoạt động tại chợ đêm, một số gánh hàng ăn uống mọc lên. Rồi cứ thế, số lượng quầy hàng ăn uống ở đây ngày càng nhiều, phục vụ đa dạng món ăn vốn là đại diện ẩm thực của Phố núi như: bún thịt nướng, nem-lụi nướng, bún cua, cơm tô, phở hai tô, bánh canh…

Một góc chợ đêm Pleiku. Ảnh: Hà Duy

Một góc chợ đêm Pleiku. Ảnh: Hà Duy

Anh Lê Anh Tuân-một du khách đến từ tỉnh Bình Phước-hồ hởi: “Mình đến Pleiku công tác nhiều lần và lần nào cũng tranh thủ ghé chợ đêm. Bên cạnh việc thưởng thức các món ăn ngon, mình còn thấy được cảnh tập kết hàng hóa, những xe tải lớn nhỏ chạy đến chạy đi, nhất là thấy được những người lao động đã vất vả sớm khuya thế nào. Điều này có thể gọi là “đặc sản”, gần như không có ở các chợ đêm của những nơi khác”.

Bởi sự đặc biệt đó mà TP. Pleiku đã đưa chợ đêm trở thành một trong những điểm đến quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế đêm. Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đỗ Việt Hưng cho biết: “Để phát triển kinh tế đêm, TP. Pleiku xây dựng 3 phương án gồm: di dời chợ rau, củ, quả tại đây đến bãi đậu xe đường Nguyễn Văn Linh (phường Ia Kring); xây dựng phố ẩm thực ban đêm tại đường Nguyễn Thiện Thuật; xây dựng chợ đêm tại khu vực suối Hội Phú.

Đối với phố ẩm thực ban đêm, thành phố đã giao UBND phường Ia Kring khẩn trương hoàn chỉnh phương án, kế hoạch và triển khai thực hiện di dời chợ rau, củ, quả trên đường Nguyễn Thiện Thuật đảm bảo theo đúng tiến độ”.

Đã là cư dân Phố núi, có lẽ không ai không biết đến kiến trúc chiếc nhà lồng với mái ngói đỏ và chóp nhọn vươn lên giữa trời của Trung tâm Thương mại Pleiku. Trung tâm được xây dựng năm 1997 và chính thức đưa vào hoạt động năm 1998 với diện tích hơn 14.000 m2 gồm 500 gian hàng, lô sạp. Trong nhà lồng là các gian hàng quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ thực phẩm khô, gạo, đường...; bên ngoài nhà lồng là nơi bán gia cầm, thực phẩm tươi, rau quả.

Hồi trước, bất cứ khách nào đến Pleiku cũng sẽ được người thân dẫn đến đây vừa để tham quan, vừa mua quà. Song trải qua hơn 26 năm hoạt động, Trung tâm Thương mại Pleiku hiện đang xuống cấp khá trầm trọng. Được biết, Dự án Trung tâm Thương mại Pleiku đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu nhưng sau đó vì nhiều lý do khác nhau mà chưa thể triển khai.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.