Doanh nghiệp Việt phải làm gì để tránh "cạm bẫy" khi hội nhập?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một số doanh nghiệp (DN) cho biết họ cảm thấy lo lắng trong quá trình hội nhập vì không rõ tiềm lực thực sự của đối tác ra sao, lo sợ bị lừa đảo, khó xác minh thông tin đối tác.
Số liệu thống kê từ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), trong 11 nước tham gia CPTPP, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với 7 nước, trong đó có 4 nước đạt kim ngạch xuất nhập khẩu tương đối cao - gần 7 tỷ USD.
Với các nước chưa ký kết FTA song phương như Canada hay Mexico, kim ngạch xuất khẩu cũng tương đối khá, lần lượt là 4,6 tỷ USD và 3,4 tỷ USD trong năm 2018.
 
(Ảnh minh họa)
Dự đoán, với CPTPP, các nước sẽ tăng cường mở rộng hợp tác kinh doanh trên cơ sở tận dụng các ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi lớn về thuế. CPTPP mang đến cho DN Việt nhiều cơ hội khi hầu hết quốc gia thành viên sẽ áp mức thuế 0%, giảm thiểu hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Bên cạnh đó, CPTPP tạo động lực cải cách thể chế mạnh mẽ, thu hút đầu tư, xuất khẩu, giúp DN có thể tiếp cận công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh. 
Tuy nhiên, một số DN cho biết cảm thấy lo lắng trong quá trình hội nhập vì không rõ tiềm lực thực sự của đối tác ra sao, lo sợ bị lừa đảo, khó xác minh thông tin đối tác.
Trước những vướng mắc của DN, các chuyên gia, luật sư khuyến cáo DN nên tìm hiểu kỹ đối tác thông qua các tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước. Song song đó, DN cũng nên chủ động nâng cao nghiệp vụ giao dịch, nghiệp vụ ngoại thương, cẩn trọng khi đàm phán, ký kết hợp đồng… 
Theo ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC, trong xúc tiến thương mại, DN nên đi theo tập thể (trung tâm xúc tiến, tham tán thương mại…) để dễ đạt hiệu quả.
Cùng với đó, luật sư Trần Xuân Chi Anh (Công ty Luật TNHH Rajah & Tann LCT) lưu ý về một số rủi ro trong giao kết hợp đồng. Ví dụ, đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ quốc tế…, DN nên chú ý đến các phụ lục hợp đồng. Vì thực tế, có những DN không dành thời gian đọc kỹ các phụ lục hợp đồng, “nhắm mắt” ký, nên khi xảy ra tranh chấp thì gánh chịu thiệt hại nặng nề.
Luật sư cũng chỉ ra yếu tố rủi ro trong quá trình giao dịch quốc tế khi thường xuyên xảy ra các vụ lừa đảo, nếu DN không quản lý chặt chẽ hệ thống (email, hệ thống thanh toán…), sẽ tạo sơ hở cho hacker thâm nhập chỉnh sửa số tài khoản, lấy tiền của đối tác DN. Điều này dẫn tới việc DN chuyển tiền nhưng đối tác không nhận được.
Các vụ kiện như thế này thường rất phức tạp. Để giúp DN bảo vệ mình ngay từ ban đầu khi giao kết hợp đồng, luật sư cho rằng các DN Việt Nam cần chú trọng, nâng cao quy trình soạn thảo hợp đồng để tránh cạm bẫy xuất phát từ giao kết, góp phần chủ động phòng tránh và tận dụng quyền lợi của mình.
Lê Minh (PetroTimes)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này