Dinh dưỡng thế nào cho tuổi "bẻ gãy sừng trâu"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Con tôi 17 tuổi. Cháu không ăn nhiều thịt. Trong khi đó, con trai tôi chơi thể thao khá thường xuyên. Vậy khẩu phần ăn cho độ tuổi này như thế nào là hợp lý?".
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Nguyễn Thị Tính (Hải Phòng) hỏi: "Con tôi 17 tuổi, nặng 60 kg, cao 1,72 m nhưng ăn rất ít. Buổi sáng, cháu chỉ uống 1 cốc sữa và ngũ cốc, buổi trưa ăn 1-2 chén cơm cùng với thịt, rau, trái cây; buổi chiều cũng vậy. Cháu không ăn nhiều thịt. Trong khi đó, con trai tôi chơi thể thao khá thường xuyên. Vậy khẩu phần ăn cho độ tuổi này như thế nào là hợp lý?".
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia, trả lời: Để đánh giá khẩu phần của trẻ có bảo đảm so với nhu cầu hằng ngày hay không, chúng ta có 2 cách: Thông qua tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn (dựa vào mức tiêu thụ lương thực - thực phẩm của cá thể trong 24 giờ). Để xác định trẻ phát triển tốt, gầy hay thừa cân, có thể dựa theo công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI. BMI được tính bằng cân nặng (theo kg) chia cho chiều cao bình phương (theo m). Nếu BMI dưới 18,5 là thiếu năng lượng trường diễn, BMI từ 18,5-24,9 là bình thường, BMI bằng hoặc trên 25 là thừa cân, bằng hoặc trên 30 là béo phì.
Tuổi 17 được các cụ gọi là tuổi "bẻ gãy sừng trâu", là tuổi sung sức của con người nên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho độ tuổi này là từ 2.000-2.200 kcal/ngày. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể, cần bổ sung 70-100 g chất đạm/ngày, trong đó tỉ lệ đạm động vật chiếm 35%-40%. Nguồn đạm động vật cung cấp cho bữa ăn có từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua...; nguồn đạm thực vật có từ đậu đỗ, vừng, lạc; chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất bột đường (gạo, mì…), vitamin và chất khoáng (rau, quả).
Độ tuổi như con bạn vẫn là lứa tuổi đang học tập. Nếu trẻ phải thức khuya học nhiều, cần cho ăn thêm bữa phụ như sữa, trái cây... Ngoài ra, độ tuổi này cần chất sắt 12-18 mg/ngày, thiếu nữ cần 20 mg/ngày nên trong bữa ăn nên bổ sung chất sắt có nguồn gốc động vật như: thịt bò, trứng gà, trứng vịt, tim heo, gan gà...
N.Dung ghi (nld)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.