Điều tra tài nguyên du lịch để hoạch định chính sách phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Điều tra tài nguyên du lịch tỉnh là một trong những nhiệm vụ nằm trong Kế hoạch phát triển du lịch năm 2025 vừa được UBND tỉnh Gia Lai ban hành.

Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để có bức tranh tổng quát và cụ thể về các loại tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh, sử dụng lâu dài cho nhiệm vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Điều tra tài nguyên du lịch nằm trong kế hoạch tổng thể của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Công tác tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được thực hiện trong 5 năm (bắt đầu từ năm 2024) trên tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Việc tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm hướng đến hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch phục vụ cho công tác quản lý, lập quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước.

1-1257.jpg
Tài nguyên du lịch văn hóa là 1 trong 2 đối tượng điều tra trên phạm vi toàn tỉnh. Ảnh: M.C

Đối tượng điều tra là tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa. Trong đó, tài nguyên tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử-văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Theo kế hoạch năm 2025, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch triển khai khảo sát, đo đạc, thu thập dữ liệu, tài liệu về tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh như: tên tài nguyên du lịch, vị trí, phạm vi, ranh giới hành chính, tọa độ, hình ảnh, video, số liệu, bản đồ, khả năng tiếp cận, đặc điểm, tính chất, các giá trị của tài nguyên; hiện trạng, điều kiện khai thác.

gia-lai-co-nguon-tai-nguyen-du-lich-tu-nhien-vo-cung-phong-phu-trong-anh-cam-trai-giua-khu-bao-ton-thien-nhien-kon-chu-rang.jpg
Gia Lai có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú. Trong ảnh Cắm trại giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Ảnh: M.C

Bà Phan Thị Ngọc Diệp-Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho biết: Có 2 phương pháp điều tra tài nguyên du lịch là điều tra gián tiếp (thu thập thông tin sẵn có từ các cơ quan, đơn vị quản lý tài nguyên du lịch) và điều tra trực tiếp.

Lâu nay, thác Phú Cường, thác K50, thác Mơ… là những điểm đến nổi bật, nhưng chưa có những thông tin, dữ liệu cụ thể như chiều dài, độ cao, mùa nào có nhiều nước nhất, tọa độ chính xác để đến thác. Do đó, để điều tra tài nguyên du lịch tự nhiên này, phương pháp tiến hành là điều tra trực tiếp thực địa, đo đạc, thu thập thông tin liên quan. Phương pháp này cũng được thực hiện đối với tài nguyên du lịch tự nhiên khác như Biển Hồ, núi lửa Chư Đang Ya, suối đá cổ Ia Ly…

Kết quả điều tra cho thông tin cơ sở dữ liệu chi tiết và đa chiều để phân loại, đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh. Việc điều tra tài nguyên du lịch cũng được thực hiện theo hình thức số hóa, có sự tham gia, hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin.

Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 cả nước với hơn 40 dân tộc anh em sinh sống, hội tụ nguồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Tài nguyên du lịch phân bố đều khắp ở các huyện, thị xã, thành phố, mỗi vùng đất lại được thiên nhiên ưu ái ban cho một lợi thế riêng, tạo nên bản sắc độc đáo.

Việc điều tra tài nguyên du lịch giúp thu thập tất cả dữ liệu để có bức tranh tổng quát và cụ thể các loại tài nguyên trong toàn tỉnh. Đây cũng là cơ sở cần thiết để xây dựng các sản phẩm, khai phá tài nguyên du lịch theo chiều sâu, nhất là với tài nguyên du lịch văn hóa.

Cơ sở dữ liệu được hệ thống hóa phục vụ công tác quản lý và khai thác tối đa tài nguyên hiện có. Từ đó, tỉnh có chính sách kêu gọi đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, tạo cơ hội cho nhiều gia đình lên lịch vui chơi. Đặc biệt, tour nội địa có xu hướng dịch chuyển ngược, khi lượng khách đổ về TPHCM khá đông nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.

Độc đáo ruộng bậc thang ở xã Dun

E-magazineĐộc đáo ruộng bậc thang ở xã Dun

(GLO)- Ở xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), những thửa ruộng bậc thang không chỉ là kết quả của quá trình lao động miệt mài mà còn thể hiện sự sáng tạo và khả năng thích nghi của người Jrai với thiên nhiên.