Điều rất nguy hiểm của bão số 4

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền.

Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng.

Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Những giờ qua, áp thấp nhiệt đới di chuyển rất nhanh theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25km/h.

Dự báo trong ngày và đêm nay (18/9), áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây nam với tốc độ nhanh, khoảng 20km/h và mạnh lên thành bão số 4.

Đến 4 giờ sáng mai (19/9), tâm bão cách đất liền các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng khoảng 340km về phía đông đông nam với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Trong ngày và đêm 19/9, khi áp sát vùng biển Đà Nẵng – Quảng Ngãi, bão đổi hướng theo hướng tây tây bắc, di chuyển chậm lại, khoảng 15km/h, men theo vùng biển Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10. Đến 4h ngày 20/9, tâm bão trên vùng ven biển các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng.

Dự báo đường đi và vùng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4.

Dự báo đường đi và vùng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4.

Trong ngày và đêm 20/9, bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Bắc Trung Bộ, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia lưu ý, bão số 4 rất ít khả năng trở thành cơn bão mạnh nhưng lại rất phức tạp và khó lường về đường đi, vì vậy cần liên tục cập nhật các bản tin dự báo mới nhất.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) hôm nay có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động mạnh.

Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Do ảnh hưởng của vùng mây trước bão, sau đó là hoàn lưu bão nên từ ngày 18/9 đến ngày 20/9, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm.

Ngoài ra, từ ngày 18/9 đến ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 150mm. Thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm.

Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp do mưa lớn cũng như khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.

Theo Nguyễn Hoài (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Dự báo thời tiết cho biết những ngày đầu tháng 11 có liên tiếp các đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn về. Hôm nay theo dự báo, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung sẽ rét trở lại. Thế nhưng thực tế, những người thích không khí lạnh đặc trưng của miền Bắc chưa cảm nhận được điều này.