Điều gì xảy ra khi bạn uống nước lúc bụng đói vào buổi sáng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hành động nhỏ nhưng có tác dụng lớn, điều đó đúng khi nói đến việc uống nước khi bụng đói. 
Những lợi ích ấn tượng từ việc uống nước lúc bụng đói vào buổi sáng/ Ảnh minh họa: Shutterstock
Những lợi ích ấn tượng từ việc uống nước lúc bụng đói vào buổi sáng/ Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau đây là những lợi ích ấn tượng từ “hành động nhỏ” này, theo trang tin Bold Sky.
1. Hỗ trợ giảm cân
Mối liên hệ giữa nước và giảm cân được cho là do hiệu ứng sinh nhiệt của nó, nghĩa là lượng năng lượng mà cơ thể dành để làm nóng nước mát trong đường tiêu hóa sau khi uống vào. Uống nước khi bụng đói sẽ tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó giúp giảm cân.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 500 ml nước làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30% trong vòng 10 phút và đôi khi sau 30-40 phút.
2. Loại trừ độc tố
Một lợi ích khác của việc uống nước vào buổi sáng là nó giúp loại bỏ các chất độc khỏi cơ thể. Thận cần nước để loại bỏ chất thải từ máu và xử lý chúng dưới dạng nước tiểu. Vì vậy, hãy uống nước vào buổi sáng ngay khi bạn thức dậy.
3. Làm sạch ruột
Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng giúp làm sạch ruột của bạn. Nó thúc đẩy cử động thường xuyên của ruột và giúp điều chỉnh đường tiêu hóa của bạn. Điều này giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu hóa kém, theo Bold Sky.
4. Giảm lượng calorie
Uống nước trước khi ăn sáng giúp giảm lượng calorie bằng cách tăng cảm giác no vào bữa ăn tiếp theo mà bạn có. Vì vậy, hãy uống nước ít nhất 30 phút trước khi ăn sáng.
5. Cải thiện năng lực tâm thần
Uống một ly nước sau khi thức dậy sẽ giúp tăng năng lực tâm thần bao gồm gợi lại trí nhớ và học hỏi những điều mới mẻ, theo Bold Sky.
6. Hỗ trợ tiêu hóa
Uống nước ấm vào buổi sáng khi bạn thức dậy có thể hỗ trợ tiêu hóa. Nước ấm đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất thực phẩm và do đó thúc đẩy tiêu hóa.
7. Tăng cường miễn dịch
Uống nước khi bụng đói có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nước giúp loại bỏ các chất thải và những vi khuẩn khác có thể gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật, theo Bold Sky.
8. Ngăn ngừa nhức đầu
Việc mất nước gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Uống nước khi bụng đói sẽ giúp bạn giảm đau đầu hoặc đau nửa đầu.
9. Giữ các cơ quan nội tạng khỏe mạnh
Uống nước khi bụng đói sẽ giúp duy trì hoạt động phù hợp của các cơ quan nội tạng của cơ thể, giúp hệ bạch huyết của bạn khỏe mạnh đồng thời giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
10. Làm sạch làm da
Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe làn da của bạn thông qua việc làm giảm mụn trứng cá và tình trạng khô da.
11. Tăng năng lượng
Uống nước vào buổi sáng sẽ tăng mức năng lượng của bạn ngay lập tức và khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Bởi vì nếu cơ thể bạn bị mất nước vào buổi sáng, nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, theo Bold Sky.
Theo Quyên Quân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.