Điện thoại có máy quét vân tay dưới màn hình ra mắt tại CES 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Synaptics vừa công bố bộ cảm biến dấu vân tay có thể đặt dưới màn hình OLED. Công ty này cho biết một nhà sản xuất sẽ giới thiệu chiếc điện thoại có công nghệ này tại CES 2018.
 

Với công nghệ này, cảm biến vân tay có thể sử dụng ngay trên màn hình.
Với công nghệ này, cảm biến vân tay có thể sử dụng ngay trên màn hình.

Synaptics là công ty chuyên xử lý dữ liệu cảm ứng trên trackpad của laptop và màn hình điện thoại thông minh. Mới đây, hãng này vừa công bố việc sản xuất hàng loạt cảm biến vân tay dưới màn hình.

Với sự lên ngôi của thiết kế màn hình tràn viền trong năm 2017, các nhà sản xuất buộc phải di dời cảm biến vân tay về mặt sau của máy hoặc bỏ hẳn cảm biến này như Apple. Điều này gây ra một số bất tiện cho người dùng nên các hãng đều mong muốn cảm biến vân tay được đặt ngay dưới màn hình.

Với sự lên ngôi của thiết kế màn hình tràn viền trong năm 2017, các nhà sản xuất buộc phải di dời cảm biến vân tay về mặt sau của máy hoặc bỏ hẳn cảm biến này như Apple. Điều này gây ra một số bất tiện cho người dùng nên các hãng đều mong muốn cảm biến vân tay được đặt ngay dưới màn hình.

Theo mô tả của Synaptics, Clear ID FS9500 đã đi vào giai đoạn sản xuất đại trà và sẵn sàng phục vụ cho 5 đại gia công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay. Như vậy, công nghệ này sẽ sớm phổ biến trên điện thoại thông minh trong năm tới.

Nhiều người mong đợi sản phẩm đầu tiên sở hữu công nghệ này là Galaxy S9 của Samsung. Tuy nhiên, Galaxy S9 sẽ không có mặt tại CES 2018.

Hoàng Mạnh/zing

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null