Di tích đầu tiên và duy nhất nào ở Tây Nguyên được xếp hạng di tích kiến trúc quốc gia?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 38 di tích đã được xếp hạng, trong đó tháp Yang Prong là di tích đầu tiên và duy nhất được xếp hạng là di tích kiến trúc quốc gia.

Tháp Chăm Yang Prong

Tọa lạc tại thôn 5, xã Ea Rôk, huyện Ea Súp, tháp Yang Prong được xem là tháp Chăm duy nhất tại Tây Nguyên, là minh chứng cho sự hiện diện của người Chăm trên mảnh đất cao nguyên này. Tháp có nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên Yang Prong (nghĩa là “thần lớn”, dựa theo truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian của người Êđê, Gia Rai, M’nông) là tên gọi được sử dụng thông dụng nhất bởi đồng bào dân tộc tại chỗ, dân địa phương nơi đây và được sử dụng chính thức cho đến nay.

Trên cơ sở các nghiên cứu về văn khắc, lịch sử, kiến trúc, các công trình nghiên cứu về bi ký, của các nhà khoa học đã nhận định chủ nhân của tháp Yang Prong là người Chăm được cho là di cư lên Tây Nguyên.

Tháp được xây dựng dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III (tức Chế Mân) vào cuối thế kỷ XIII nhằm củng cố sức mạnh trị vì của mình, đồng thời cầu mong cho người Chăm sinh sôi, nảy nở ở vùng Cao nguyên này. Tháp Yang Prong được xây dựng ở độ cao trên 200m, chế ngự một vùng phong cảnh thiên nhiên rộng rãi, bằng phẳng, nằm trong khu rừng thưa, với quần thể thực vật thường xanh quanh năm bên cạnh sông Ea Hleo.

 

 


Tháp là một khối kiến trúc xây bằng gạch nung đỏ, phía trên mở rộng và thon vút hình búp hoa. Tháp cao 9m (không kể chóp), từ nền tháp xuống mặt đất là 0,08m. Trên các mặt tường ngoài của tháp người ta làm các cửa giả để trang trí. Mỗi một mặt tường là 3 cửa giả. Giữa các lớp gạch không thấy những mạch vữa liên kết, trên mái chồng chất những lớp gạch xếp nhỏ dần từ dưới lên trên. Mặt bằng của tháp hình vuông, mỗi cạnh 5m, có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông. Cửa phía trong cấu tạo vòm cuốn, càng lên cao lòng tháp càng hẹp dần, phủ ngoài gạch có một lớp láng (giống như lớp vữa).

Tháp Yang Prong mang trên mình nhiều giá trị lịch sử, khoa học - nghệ thuật và văn hoá: Yang Prong là một ngôi tháp cổ của người Chăm xưa kia, ra đời vào cuối thế kỷ XIII – có thể nói là một thời kỳ phát triển cực thịnh của người Chăm trên đất Tây Nguyên. Giá trị của tháp còn thể hiện ở chỗ, nó là dấu vết vật chất minh chứng cho lịch sử về sự có mặt của người Chăm ở Đắk Lắk trong quá khứ.

Mặt khác, tháp Yang Prong có mặt tại vùng rừng này là một nét độc đáo hiếm thấy. Cùng với sự duyên dáng, đẹp đẽ của cảnh quan nơi đây đã tạo nên vẻ thơ mộng, cổ kính cho cả một vùng bán bình nguyên này. Không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tháp Yang Prong mang sắc thái và văn hóa Chăm cổ xưa huyền bí, cổ kính thâm nghiêm tồn tại vững bền cùng thời gian.

Nhằm bảo tồn và khắc phục sự xuống cấp của tháp bởi tác nhân thời gian và môi trường, năm 2013 tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa với tổng kinh phí trên 10 tỉ đồng. Việc trùng tu tháp được tiến hành với nhiều hạng mục như trùng tu, gia cố khung thép khu vực chung quanh tháp chính, xây dựng tường rào bao quanh, láng nền bằng ximăng với tổng diện tích 1.200m2, trồng cỏ, đặt ghế đá trong khuôn viên khu vực tháp... Nỗ lực trên của chính quyền địa phương đã góp phần giữ gìn được nét nguyên sơ, cổ kính của tháp nói riêng và khu vực di tích nói chung. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay việc “biết đến” tháp Yang Prong trong nhận thức của khách du lịch, thậm chí là người dân Đắk Lắk vẫn còn rất ít.

Mặt khác, di tích tháp Chăm Yang Prong đang từng ngày, từng giờ đối mặt với những vấn đề mang tính nguy cấp như: Tình trạng sạt lở, xuống cấp của di tích; sự xâm thực tín ngưỡng tại Yang Prong (tình trạng người dân địa phương đặt các bát nhang thờ cúng, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng trái phép tại di tích vẫn còn diễn ra). Nguyên nhân của những vấn đề trên là do vị trí của tháp Yang Prong cách khá xa so với các di tích, danh lam thắng cảnh khác của tỉnh (cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100km). Mặt khác, đường vào di tích đã xuống cấp, đi lại khó khăn nên các công ty du lịch không “mặn mà” với việc đưa Yang Prong vào chương trình du lịch…

Nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích của tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 30.10.2020 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó tháp Chăm Yang Prong đã được tỉnh chú trọng và quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn 2026 - 2030. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên, cũng như phát huy được “sức sống” của tháp Chăm duy nhất tại Tây Nguyên đòi hỏi cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng, đặc biệt là việc phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước của chính quyền các cấp gắn với sự chung tay của người dân.



https://danviet.vn/di-tich-dau-tien-va-duy-nhat-nao-o-tay-nguyen-duoc-xep-hang-di-tich-kien-truc-quoc-gia-20210616145457724.htm
 

HỒ THỊ KIM NHỊ (Bảo tàng Đắk Lắk)
(Báo Văn Hóa/Dân Việt)


 

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null