Đề nghị xét tặng danh hiệu cho 10 nghệ nhân DSVH phi vật thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đã thông qua danh sách 10 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể) đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước.

Thanh đồng Đặng Ngọc Anh (Hà Nội) được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng). (Ảnh: TTXVN)
Thanh đồng Đặng Ngọc Anh (Hà Nội) được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng). (Ảnh: TTXVN)



Những cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú là những người đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: tập quán xã hội và tín ngưỡng (hương ước, nghi lễ…), nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, múa, sân khấu…).

Cụ thể, ngày 24/8, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đã tổ chức phiên họp toàn thể để nghe Tổ Thư ký báo cáo về tình hình tiếp nhận công văn, đơn kiến nghị sau cuộc họp Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ ngày 10/5.

Theo đó, tại phiên họp, Hội đồng đã nhất trí việc cần thảo luận, xem xét, đánh giá toàn diện hơn về các hồ sơ có đơn kiến nghị. Căn cứ kết quả kiểm phiếu, có 10 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu hiệu Nghệ nhân ưu tú đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% tổng số thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đăng tải danh sách 10 hồ sơ được Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét đủ điều kiện trình Hội động cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể) để lấy ý kiến của nhân dân trước khi Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước. Thời gian lấy ý kiến kéo dài từ ngày 27/8-17/9.

Trước đó, sau phiên họp Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ ngày 10/5, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đã thông qua danh sách 67 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 570 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể) đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước.

Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức định kỳ 3 năm/lần. Trước đó, vào năm 2015, Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho 600 cá nhân và truy tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân cho 17 cá nhân.


Theo quy định tại Nghị định số 62/2014/NĐ-CP (ngày 25/6/2014) của Chính phủ (quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể), hai loại danh hiệu này được xét tặng đối với những cá nhân “có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi cả nước, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật.”

Bên cạnh đó, những cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên. Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân được trao cho các cá nhân có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

 



An Ngọc (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.