Đê Ktu - Làng văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chúng tôi có dịp theo chân một đoàn du khách Pháp vừa đến thăm làng Đê Ktu, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang vào dịp đầu năm 2009. Đây là ngôi làng từ lâu được Công ty cổ phần Văn hóa Du lịch Gia Lai chọn là điểm dừng chân thường xuyên của các đoàn khách du lịch tại huyện Mang Yang. Sau khi tham quan nhà rông và một số ngôi nhà sàn truyền thống, du khách được thưởng thức các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Bahnar do chính những chàng trai, cô gái trong làng biểu diễn. Mặc dù đã quá trưa, nắng nóng, nhưng những điệu múa quyến rũ của các cô gái, tiếng cồng chiêng cuốn hút của các chàng trai chân đất vẫn làm say lòng du khách. Một du khách cho biết: “Tôi cảm thấy rất hài lòng khi đến thăm nơi đây, được thưởng thức những tiết mục văn nghệ do chính người địa phương trình diễn và được tìm hiểu về một dân tộc có nhiều nét bản sắc độc đáo này ở Việt Nam. Đến đây, tôi thấy rất dễ chịu, thoải mái”. Đến làng Đê Ktu, du khách còn có thể tham quan, tìm hiểu những nét truyền thống riêng của người Bahnar bản địa như khu nhà mồ với tín ngưỡng chăm sóc người chết như người sống, với nếp nhà sàn bằng gỗ tồn tại bao đời nay và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ độc đáo khác…
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Làng Đê Ktu, gồm 94 hộ, 540 khẩu người dân tộc Bahnar sinh sống tập trung, có vị trí thuận lợi để phát triển mọi mặt. Với quỹ đất đai dồi dào, hầu hết người dân đều làm nông nghiệp. Ngoài ra, nhiều hộ dân trong làng vẫn giữ được các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát… vừa phục vụ du lịch, vừa sử dụng trong sinh hoạt gia đình. Vài năm gần đây, nhiều người dân trong làng tham gia mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nên đời sống đã trở nên khấm khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 8%, hầu như không còn hộ đói.

Mới đây, làng Đê Ktu là đại diện duy nhất tại địa phương được chọn là một trong số 20 thôn, làng trên cả nước để Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đầu tư, bảo tồn, xây dựng “Làng văn hóa truyền thống”. Ông Lê Sắc Tiên- Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin-Thể thao huyện Mang Yang cho biết: Để đầu tư, xây dựng làng Bahnar truyền thống, trước hết cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp, vận động người dân trong làng để tạo sự đồng thuận, sau đó mới tính đến việc đầu tư phát triển văn hóa vật thể, phi vật thể khác…
Hy vọng, trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ có một làng Bahnar truyền thống đúng nghĩa giữa lòng thị trấn Kon Dơng. Đây sẽ là nơi lưu giữ, bảo tồn những nét đẹp truyền thống quý báu của cộng đồng người Bahnar bản địa.
Minh Lý

Có thể bạn quan tâm

Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.