Đầu tư điện mặt trời mái nhà: Sớm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Toàn tỉnh có 3.247 hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đã triển khai ký hợp đồng mua bán điện với Công ty Điện lực Gia Lai (GLPC), tổng công suất hơn 600 MWp. Tuy nhiên, từ tháng 5-2022, GLPC tạm ngưng thanh toán tiền mua điện đối với 414 hệ thống với lý do còn thiếu sót khi triển khai dự án dù đã đấu nối, gây nhiều khó khăn về tài chính cho chủ đầu tư.

Từ ngày 19-3 đến 16-4-2021, Sở Công thương phối hợp với một số sở, địa phương tổ chức kiểm tra 441 hệ thống ĐMTMN trên địa bàn tỉnh. Sau đợt kiểm tra, Sở Công thương đã có báo cáo tổng hợp các tồn tại, thiếu sót của các chủ đầu tư cần phải khắc phục. Cụ thể, có 379 hệ thống ĐMTMN còn tồn tại chưa khắc phục. Ngoài ra, còn có 35 trường hợp thiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tiếp đến, ngày 3-6-2022. Tổng Công ty Điện lực miền Trung có Công văn số 4031/EVNCPC-KD+PC+KTTT về việc dừng, không thanh toán đối với các dự án/hệ thống ĐMTMN không đảm bảo quy định. Theo đó, GLPC đã thông báo tạm dừng thanh toán đến các chủ đầu tư còn tồn tại từ kỳ thanh toán tháng 5-2022. Đối với các trường hợp chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, GLPC cũng đã tạm dừng thanh toán tiền điện theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

 Do thiếu các thủ tục hồ sơ liên quan nên nhiều hệ thống ĐMTMN đã bị ngưng thanh toán tiền điện từ tháng 5-2022. Ảnh: Vũ Thảo
Do thiếu các thủ tục hồ sơ liên quan nên nhiều hệ thống ĐMTMN đã bị ngưng thanh toán tiền điện từ tháng 5-2022. Ảnh: Vũ Thảo

Hiện GLPC đang tiếp tục phối hợp với các sở, địa phương đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư khắc phục tồn tại theo kết luận của đoàn kiểm tra và khi được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì đơn vị sẽ tiếp tục thanh toán ngay tiền mua điện. Đồng thời, ngày 21-6-2022, GLPC cũng có công văn báo cáo nội dung như trên cho UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo để xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình khắc phục các tồn tại của hệ thống ĐMTMN.

Đồng thời, tại Công văn số 1037/SCT-QLNL ngày 22-6-2022 của Sở Công thương gửi UBND tỉnh cũng nêu rõ: Việc khắc phục các tồn tại, thiếu sót theo yêu cầu của đoàn kiểm tra là trách nhiệm của chủ đầu tư hệ thống ĐMTMN. Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố và GLPC có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai khắc phục những tồn tại, thiếu sót nhằm đảm bảo an toàn cho công trình. GLPC là đơn vị thỏa thuận, ký hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư và tổ chức nghiệm thu, đóng điện đưa vào sử dụng nên chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót và báo cáo để Sở Công thương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng không quản lý trực tiếp các hệ thống ĐMTMN nên không có nghĩa vụ và trách nhiệm xác nhận việc khắc phục tồn tại của các chủ đầu tư. Việc thanh toán, dừng hoặc không thanh toán tiền mua điện đối với các hệ thống ĐMTMN được GLPC căn cứ vào hợp đồng mua bán điện đã ký giữa 2 bên để thực hiện nên không phải xin ý kiến và xác nhận từ Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng.

Trong khi đó, tại Công văn số 2333/GLPC-KD+KTGS ngày 21-6-2022 do ông Văn Đình Hậu-Giám đốc GLPC ký gửi UBND tỉnh thì cho rằng: Các tồn tại được nêu bởi đoàn kiểm tra thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên GLPC không đủ chức năng cũng như nghiệp vụ để xác định việc khắc phục tồn tại liên quan của chủ đầu tư đã đạt yêu cầu hay chưa. Các chủ đầu tư cũng rất lúng túng trong việc khắc phục tồn tại vì không được hướng dẫn cụ thể, một số thủ tục không được các cơ quan chức năng hỗ trợ giải quyết; khi khắc phục xong sẽ báo cáo cơ quan nào để được xác nhận.

Qua tìm hiểu của P.V, việc thiếu các thủ tục liên quan chủ yếu là thỏa thuận hướng tuyến, phòng-chống cháy nổ, giấy phép xây dựng… Theo ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm-Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai: Khi triển khai, các chủ đầu tư đều thực hiện theo hướng dẫn thì mới được ký hợp đồng mua bán điện. Vì vậy, trong kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành trước đó, các hệ thống ĐMTMN đang còn những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục. Trong quá trình yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, các chủ đầu tư đều tuân thủ và thực hiện sớm. Đến nay, đa phần các chủ đầu tư đã tiến hành khắc phục, hoàn thiện các thủ tục hồ sơ. Tuy nhiên, do chưa được cơ quan chức năng xác nhận nên sự việc kéo dài thời gian. “Theo ước tính, trung bình hệ thống có công suất 1 MWp thì doanh thu bán điện khoảng 220-240 triệu đồng/tháng. Việc bị ngừng thanh toán tiền mua điện ảnh hưởng đến công tác tài chính của chủ đầu tư, khả năng nợ xấu và nhảy bậc tín dụng. Từ đó làm xấu môi trường kinh doanh đối với hệ thống tín dụng của tỉnh”-ông Lâm nói.

Để có hướng dẫn xử lý liên quan đến hệ thống ĐMTMN, ngày 5-7, Văn phòng UBND tỉnh đã có Công văn số 2112/VP-CNXD truyền đạt ý kiến UBND tỉnh. Theo đó, về thủ tục thỏa thuận/chấp thuận hướng tuyến đường dây, vị trí xây dựng trạm biến áp trung áp đấu nối và các thủ tục khác có liên quan đến hệ thống ĐMTMN, UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, GLPC hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Đối với kiến nghị của GLPC về xác nhận các thủ tục trước khi xem xét việc thanh toán, dừng hoặc không thanh toán tiền mua điện, đề nghị căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa 2 bên để xem xét, quyết định việc thanh toán, dừng hoặc không thanh toán tiền mua điện. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn GLPC tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Sở Công thương có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh trước ngày 25-7-2022 để theo dõi.

 

 VŨ THẢO

 

Có thể bạn quan tâm

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

(GLO)- Honda ICON e là mẫu xe máy điện hướng đến đối tượng học sinh với thiết kế cao cấp nhưng nhỏ gọn. Xe có mức giá dưới 30 triệu đồng, được phân phối tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản thể thao, đặc biệt và cao cấp cùng 6 lựa chọn màu sắc gồm xám, xanh, bạc, đen, đỏ xám và trắng xám.

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

(GLO)- Maserati Levante LE350AL21 mang đậm chất thể thao, kết hợp giữa thiết kế tinh tế và công nghệ tiên tiến. Với động cơ mạnh mẽ, khả năng vận hành tuyệt vời, Levante LE350AL21 chắc chắn sẽ làm hài lòng những tín đồ yêu thích sự khác biệt và đẳng cấp. Xe hiện có giá khoảng 5,4 tỷ đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.