Dấu hiệu nào báo động cơn đột quỵ đang đến?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi đã 60 tuổi và có bệnh cao huyết áp, nghe nói bệnh đó làm tăng nguy cơ đột quỵ...
 

 

Bạn đọc Trần Hoài Ân (nam, 60 tuổi, Long An) hỏi: Tôi năm nay 60 tuổi và được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp từ 3 năm trước; có dùng thuốc thường xuyên theo toa bác sĩ. Tôi nghe nói cao huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, tôi cũng cao tuổi rồi nên khá lo. Tuy nhiên, tôi cũng được biết đột quỵ do nhồi máu não hay xuất huyết não đều có những dấu hiệu cảnh báo sớm, đôi khi hậu quả nghiêm trọng là vì chúng ta lờ đi những dấu hiệu đó, có những dấu hiệu thậm chí xảy ra trước cơn đột quỵ đến vài ngày, có đúng không? Xin bác sĩ chỉ cho tôi cụ thể những dấu hiệu nào cho thấy tôi nên đi viện vì cơn đột quỵ có thể sắp đến?

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)



Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:

Chào anh, anh đã nhận định đúng rằng bệnh tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ (nhồi máu não hoặc xuất huyết não) là bệnh lý cấp tính, xảy ra đột ngột. Tùy thuộc vị trí, kích thước vùng nhu mô não bị tổn thương do thiếu máu nuôi, phù não, bị chèn ép do khối máu tụ xuất huyết, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Nhóm biểu hiện được coi là nhẹ bao gồm đau đầu kéo dài; yếu nhẹ một bên tay, chân; méo miệng, nói đớ; khi nuốt hay bị sặc; bỗng dưng nhìn mọi vật mờ đi…Các biểu hiện nặng bao gồm liệt hẳn nửa người, rối loạn tri giác, hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn…

Khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng trên, dù là nhẹ hay nặng, người bệnh nên được đưa ngay vào bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nên lưu ý là dù chỉ gặp phải biểu hiện nhẹ, đó vẫn là tình huống cấp cứu bởi lẽ khi đó những tổn thương đã bắt đầu xảy ra rồi, không phải đợi đến khi gục xuống, hôn mê mới là đột quỵ.

Đột quỵ trong giai đoạn đầu, khi những biểu hiện còn nhẹ mà được đưa đến bệnh viện xử lý ngay thì tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao, việc phục hồi nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trái lại, nếu để đến khi có các biểu hiện quá nặng như hôn mê, liệt hẳn nửa người, suy hô hấp tuần hoàn thì việc điều trị vô cùng khó khăn, có thể nguy đến tính mạng.

Ngoài việc nhớ kỹ các biểu hiện cho thấy mình cần vào viện gấp, anh nên tầm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ: ngoài bệnh cao huyết áp còn có các bệnh như tiểu đường, xơ vữa mạch máu do rối loạn lipid máu. Nên duy trì lối sống lành mạnh: năng vận động, tập thể dục, chế độ ăn nên giảm béo và giảm mặn, ngưng thuốc lá và giảm rượu bia nếu có sử dụng.

Anh Thư thực hiện (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.