Dấu ấn phong tục trong sử thi Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong văn học dân gian cũng như các sử thi Tây Nguyên còn lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng. Kho tàng văn hóa ấy cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện nay.

Quá trình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay đã có sự tác động làm biến đổi cấu trúc văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa ở Trường Sơn-Tây Nguyên. Các dân tộc ít người ở Tây Nguyên vốn có phong tục, tập quán riêng biệt, độc đáo gắn chặt với các mối quan hệ giữa con người với cộng đồng, giữa con người và thiên nhiên; họ luôn giữ gìn và điều tiết sự cân bằng, hài hòa mối quan hệ ấy để bảo tồn sự sống của con người và sự tồn tại của môi trường xung quanh làm nên giá trị văn hóa lâu bền, giàu bản sắc.

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, Tây Nguyên đã có sự biến đổi sâu sắc cả về chiều rộng và chiều sâu làm thay đổi căn bản đời sống vật chất và tinh thần của người dân bản địa. Làn sóng đô thị hóa đã ảnh hưởng đến các cấu trúc văn hóa truyền thống ở buôn làng; môi trường và không gian rừng núi không còn như xưa nên con người cũng phải thích nghi với hoàn cảnh và môi trường mới, hiện đại. Do vậy, khi tiếp cận với các buôn làng hiện nay, nhất là những buôn làng ở gần đô thị, chúng ta ít được chứng kiến những phong tục, tập quán tốt đẹp hoặc những nét văn hóa độc đáo còn lưu giữ trong cộng đồng, mà đa phần nó chỉ còn lại trong sách vở hay lời kể từ truyền thuyết, đặc biệt là từ trong sử thi (hri, hơamon).

Một đêm hát kể sử thi. Ảnh minh họa: Nguyễn Văn Huynh

Một đêm hát kể sử thi. Ảnh minh họa: Nguyễn Văn Huynh

Ngoài các yếu tố độc đáo về nội dung và nghệ thuật, sử thi Tây Nguyên còn là bức tranh sinh động phản ánh đầy đủ các phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng các dân tộc bản địa. Người Bahnar, Jrai, Ê Đê, Xê Đăng… là những cộng đồng dân tộc thân thiện và hiếu khách. Khi có khách đến làng, dù chỉ quan hệ cá nhân với một gia đình hay bạn bè của con cháu, anh chị em thì mọi thành viên trong cộng đồng buôn làng ấy đều xem họ như khách của gia đình mình. Khách ở nhà người quen nào cũng được chủ nhà tiếp đãi một cách thân tình, trong nhà có món ngon, vật lạ cũng đều dành mời khách một cách trân trọng.

Chúng ta thấy trong hơamon Dyông Dư của người Bahnar, cách tiếp đãi của bia Phu và bia Man khi mời Dyông Dư và Dư Jrai về nhà mình chơi: “Dyông Dư và Dư Jrai bước vào nhà, ngồi xuống chiếu hoa đủ màu rực rỡ. Bia Phu, bia Man lấy thuốc thơm để hai chàng hút, lấy bầu nước trong để hai chàng uống mát lòng…

Rồi hai nàng lấy cơm gạo thơm, thịt cá chép ngon mời hai chàng. Bia Phu, bia Man lấy ghè rượu ngon cách xa 3 ngày đường vẫn còn nghe thấy mùi thơm, ra mời Dyông Dư, Dư Jrai uống cho vui. Dyông Dư ngồi uống, bia Phu ngồi đổ nước vào ghè. Nàng nói: À ơi Dyông Dư chàng ơi! Hãy ngồi đây uống rượu chát, rượu chua, rượu đắng, rượu cay cho vui cùng chúng tôi…”. Đây là lối nói giảm hay cách nói ngược thể hiện sự khiêm tốn của người xưa khi đối đãi với khách.

Trong trường ca Xinh Nhã, chúng ta cũng thấy Bơra Tang mời Xinh Nhã: “Mời anh ăn! Cơm của tôi có mùi mốc, mùi nhạt, canh nấu với con gà diều tha, quạ cắp”. Nhưng thật ra, chủ nhà mang thức ăn dọn cho khách toàn của ngon vật lạ: “Gà mái đẻ, gà mái ấp nướng chín vàng; trâu bò thui thơm phức; cơm gạo trắng hơn hoa êpang; tất cả đều đặt lên đĩa vàng, bát hoa, mâm ngọc…”.

Đấy là những vị khách mang tính cá nhân, gia đình, còn khách được mời trong các lễ hội mang tính cộng đồng như mừng nhà mới, mừng nhà rông, mừng lúa mới, gặp mặt kết bạn, cưới hỏi… thì cuộc vui ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng.

Bức tranh về những bữa tiệc đông đúc với sự hào hứng vui vẻ, chan hòa giữa chủ, khách thể hiện sự hào phóng, thân tình; tình người trong cộng đồng được đề cao: “Lũ gái đang nấu cả mấy trăm nồi rau. Họ nấu luôn tối hôm đó để kịp dùng ngay sáng mai. Người đông như kiến. Mỗi ngả đường vào làng đều có cột ghè rượu và để nồi đồng chứa nước. Nồi đồng, ghè rượu nhiều không đếm xuể” (Sử thi Dăm Giông).

Cùng với đó, tục đi rừng của người Ê Đê, Jrai hay tục đi săn của người Cơ Tu, Xê Đăng hiện cũng chỉ còn trong ký ức của các cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên vì rừng đã lùi xa con người từ lâu. Đi rừng hay đi săn là hoạt động sinh nhai theo mùa của các dân tộc ít người ở Trường Sơn-Tây Nguyên, nó đem lại nguồn lợi thực phẩm từ săn bắt, hái lượm giúp nuôi sống cộng đồng các buôn làng một thời gian nhất định trong năm.

Người Cơ Tu có bài ca “thợ săn”: “Trong nhà gươl làng tôi có trăm đầu nai/Trăm đuôi chồn, trăm lông công mà tự tôi đã treo lên/Vì tôi là thợ săn khôn khéo nhất trong làng/Những con chim tìm đến theo tiếng gọi của tôi”.

Người Tây Nguyên khi đi rừng hay đi săn đều có nguyên tắc là phải làm lễ cúng xin phép thần rừng để thần phù hộ cho mùa săn chim, thú được thành công. Họ quy ước không được săn bắt những con thú đang có mang hay chúng đang giao phối. Làm như vậy là nhằm bảo vệ nguồn lợi từ rừng một cách lâu bền, để sự sống của rừng luôn sinh sôi nảy nở.

Những trai tráng buôn làng đến mùa săn bắn, họ đều trở thành những “chiến binh” dũng mãnh và tài ba, ai cũng muốn lập được nhiều chiến công, mang về nhiều chim, thú rừng cho dân làng. Những thành quả của mùa săn, họ đem chia phần đều nhau cho mọi thành viên trong buôn làng.

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.