Đào ngôi mộ 2.100 tuổi, phát hiện điều khủng khiếp bên trong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khảo cổ đã bị sốc khi họ phát hiện ra nghi lễ chôn cất cổ xưa và khủng khiếp trong ngôi mộ 2.100 năm tuổi ở Ecuador.
 
Hài cốt trẻ sơ sinh khoảng 18 tháng tuổi, đeo hộp sọ của một đứa trẻ từ 4 đến 12 tuổi
Theo Express, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hài cốt của hai em bé sơ sinh trong ngôi mộ cổ ở Salango, Ecuador. Tuy nhiên điều gây sốc là những em bé này đều được đeo "mũ bảo hiểm" làm từ sọ các em bé khác lớn hơn.
Nghi thức chôn cất kinh hoàng trên bắt nguồn từ khoảng 2.600 đến 2.100 năm trước, nhưng các nhà khảo cổ không chắc mục đích của nghi lễ là gì. Các chuyên gia từ Đại học Bắc Carolina tại Charlotte cho biết một trong những trẻ sơ sinh mới khoảng 18 tháng tuổi, đeo "mũ bảo hiểm" là hộp sọ của một đứa trẻ lớn hơn ở độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi.
Em bé sơ sinh còn lại mới sáu đến 12 tháng tuổi, đeo hộp sọ của một đứa trẻ khoảng 12 tuổi.
Các vết cắt được phát hiện trên hộp sọ cho thấy những cái đầu đã được cắt khỏi cơ thể ngay sau cái chết của những đứa trẻ lớn hơn, và được tạo kiểu để cho phép nhìn thấy khuôn mặt của trẻ sơ sinh từ bên trên và mặt sau của hộp sọ.
Điều làm cho khám phá thậm chí còn khủng khiếp hơn, là các nhà nghiên cứu tin rằng da đã bị lột bỏ khỏi hộp sọ khi chúng được dùng làm "mũ bảo hiểm' cho các em bé nhỏ hơn.
Nhóm nghiên cứu cho hay, họ vẫn chưa rõ  điều gì đã giết chết những đứa trẻ này nhưng xương có dấu hiệu suy dinh dưỡng và các bệnh truyền nhiễm.
Hiện nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành các xét nghiệm DNA để vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn về những đứa trẻ này.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng các hộp sọ được đeo trên đàu 2 trẻ sơ sinh để bảo vệ chúng khi chúng sang thế giới bên kia.
Minh Nhật (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null