Đào đường xây cầu, lạc vào "ngôi làng ma" mất tích 12.500 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một ngôi làng với hơn 15.000 cổ vật đã được phát hiện tình cờ tại công trường xây cầu bắc qua sông Farmington ở Connecticut, phía Nam New England (Mỹ).
"Ngôi làng ma" 12.500 tuổi là một trong những khu định cư cổ xưa nhất của loài người từng được phát hiện. Sau hơn một thiên niên kỷ bị chôn vùi, khu định cư với những ngôi nhà được xây dựng khá vuông vức và ngay ngắn vẫn giữ được nhiều phần tường cổ, dấu tích các bếp lửa, lò sưởi và vô số công cụ lao động thô sơ.
 Công trường xây cầu hóa công trường khảo cổ bởi phát hiện bất ngờ của đội công nhân đào đường - ảnh: CONNECTICUT DOT
Công trường xây cầu hóa công trường khảo cổ bởi phát hiện bất ngờ của đội công nhân đào đường - ảnh: CONNECTICUT DOT
Nhà khảo cổ Catherine Labiadia từ Văn phòng Bảo tồn lịch sử Nhà nước, cho biết cơ hội để trông thấy một địa điểm cổ xưa như vậy là "chỉ có một trong đời". May mắn hơn, ngôi làng cổ đã được phát hiện khi các công nhân đang làm việc tại công trình chủ trì bởi Bộ Giao thông vận tải được yêu cầu đào sâu thêm để giúp cho cây cầu có nền móng chắc chắn hơn. Thời gian quá dài đã khiến toàn bộ cấu trúc bị chôn vùi sâu hơn hầu hết các di chỉ khảo cổ thông thường khác.
 15.000 mảnh cổ vật đã được khai quật tại ngôi làng cổ - ảnh:CONNECTICUT DOT
15.000 mảnh cổ vật đã được khai quật tại ngôi làng cổ - ảnh:CONNECTICUT DOT
15.000 cổ vật khác nhau đã được khai quật và cho các nhà khoa học cái nhìn sơ khai về cuộc sống của những con người tiền sử. Theo giáo sư Karl Huntchings, nhà nhân chủng học từ Đại học Thompson Rivers (Canada), người đứng đầu nghiên cứu, dân cư ở "ngôi làng ma" là những thợ săn chuyên nghiệp. Phương pháp được lựa chọn là làm ra những cây lao nhọn và chắc chắn mà người thợ săn có thể dùng để phóng và hạ gục con mồi cỡ lớn ở khoảng cách xa. Chính những vết nứt gãy nhỏ trên mũi lao đã cho thấy cách nó được sử dụng. Cấu trúc cây lao cũng được cải tiến ở mức tối ưu giúp nó được ném nhanh và xa hơn.
Thứ mà những vị tổ tiên 12.500 trước này săn có thể là voi ma mút hoặc các sinh vật khổng lồ kỷ băng hà khác.

Một phần của hiện trường khảo cổ - ảnh: CONNECTICUT DOT
Một phần của hiện trường khảo cổ - ảnh: CONNECTICUT DOT
Ngoài ra, các bằng chứng cho thấy những người thợ săn này có chiến thuật hẳn hoi trong việc tìm kiếm nguồn sống, đó là lợi dụng địa hình tự nhiên để dồn con mồi vào thế yếu. Ngược lại, chính địa hình và tính linh hoạt của những ngọn lao cổ đại giúp các thợ săn có thể an toàn mà tấn công con mồi ở khoảng cách xa, linh động di chuyển khi săn bắn. Chính những mũi lao tinh tế này là tiền thân của cung tên sau này.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ lượng dân cư từng sống ở ngôi làng cổ này. Quá trình khai quật vẫn đang được tiếp diễn.
A. Thư (NLĐO/Theo Daily Mail, International Business Times)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.