Đào đường đặt cáp quang, phát hiện mộ cổ kỳ lạ 1.300 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các công nhân ở Sicily (Ý) đã "hết hồn" khi giữa công trường đào đường để đặt cáp quang của họ hiện ra những ngôi mộ cổ đi kèm nhiều vật thể khác thường.

 

Theo chính quyền ở thị trấn Gela ở bờ biển phía Nam đảo Sicily, nơi các ngôi mộ cổ được phát hiện, thứ mà đội công nhân vô tình đào phải là một khu nghĩa địa Hy Lạp cổ đại. Các ngôi mộ cổ có niên đại từ những năm 700 đến 651 sau Công nguyên. Những người an nghỉ tại đây có thể là những người đầu tiên khai phá hòn đảo này.

 

Một phần của khu mộ cổ vừa được phát hiện - ảnh do chính quyền Sicily cung cấp
Một phần của khu mộ cổ vừa được phát hiện - ảnh do chính quyền Sicily cung cấp



Thứ lạ lùng nhất họ tìm được là một chiếc bình gốm dạng hydria, bên trong có nhét xương cố của một đứa trẻ. Đây là một kiểu bình đựng nước truyền thống của Hy Lạp với phần thân mập mạp và cổ thon nhỏ. Các nhà khoa học vẫn đang cố tìm hiểu xem bộ hài cốt bí ẩn này có phải đứa trẻ chết non bình thường hay là một phần của một nghi lễ hiến tế man rợ. Việc hiến tế trẻ sơ sinh từng được các nhà văn Hy Lạp và La Mã cổ đại ghi nhận lại với sự chỉ trích. Trước đây ở Cathage, một thị trấn cách Sicily hơn 480 km, một nghĩa trang trẻ em và trẻ sơ sinh bị hiến tế đã gây rúng động dư luận khi được tìm thấy.

Ngoài các bộ hài cốt, người ta còn tìm thấy vô số các mảnh gốm cổ đại tiết lộ về cuộc sống cũng như nghi lễ an táng của những người từng định cư nơi đây.

Trong các vật kỳ lạ đó, đặc sắc nhất là chiếc cốc kiểu Proto – Corinthian, được sử dụng như một phần của nghi lễ an táng liên quan đến việc giết mổ và nấu thịt động vật.


 

Gela, nơi tìm thấy các ngôi mộ cổ - ảnh: DAILY MAIL
Gela, nơi tìm thấy các ngôi mộ cổ - ảnh: DAILY MAIL



Vào năm 2015, tại một thị trấn cách Gela 32 km là Kamarina, người ta từng tìm thấy một bãi chôn cất khác với hài cốt của rất nhiều người lớn và trẻ em. Họ nằm dưới rất nhiều đá nặng, có thể dùng để chôn lấp thông thường, cũng có thể là một phần của một cái bẫy chết người.

"Một lần nữa, Gela khẳng định nó là một trong những địa danh Sicily ẩn chứa một phần quan trọng trong lịch sử cổ đại của đất nước chúng ta" - nhà khảo cổ Nello Musumeci từ Cục Di sản và Văn hóa Ý, nhấn mạnh.

A. Thư (Theo Newsweek, Daily Mail, Acient-Origins)

 

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.