Dạo biển, 2 sinh viên kéo được sinh vật lạ khỏi "mộ đá" 115 triệu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 10 giờ làm việc, 2 sinh viên 19 và 21 tuổi người Anh đã đưa lên mặt đất một sinh vật lạ, giống như một con ốc và to bằng… cái lốp xe hơi.
 


Sinh vật lạ được xác định là một con ammonite hay còn gọi là ốc đá, ốc cúc… Đó là sinh vật biển đã tuyệt chủng, tồn tại trên trái đất từ hàng trăm triệu năm trước. Những con ammonite hóa thạch thường được dùng làm trang sức, ví dụ như mặt dây chuyền. Tuy nhiên sinh vật lạ lùng mà 2 chàng trai trẻ Jack Wonfor (19 tuổi) và Theo Vickers (21 tuổi) có thể nói là một trong những con ốc to nhất lịch sử khảo cổ: nặng 96 kg, đường kính 55 cm.

Wonfor và Vickers vốn là 2 thợ săn hóa thạch nghiệp dư, là 2 trong số các thành viên sáng lập của tổ chức săn hóa thạch Wight Coast Fossils.


 

Jack Wonfor bên sinh vật lạ 115 triệu năm tuổi vừa được đưa ra khỏi
Jack Wonfor bên sinh vật lạ 115 triệu năm tuổi vừa được đưa ra khỏi "mộ đá" bên bãi biển - ảnh: Wight Coast Fossils.



Phân tích ban đầu cho thấy mẫu vật có tuổi đời 115 triệu năm, tức thuộc kỷ Phấn Trắng – thời hoàng kim của loài khủng long. 2 chàng trai đã tìm thấy nó trong một chuyến đi dạo biển, không quên để mắt tới dấu vết các hóa thạch. Họ đã mất tới 10 giờ đưa sinh vậtlạ này ra khỏi "ngôi mộ" vững chắc bằng đá của nó.

Sinh vật được cho là một con cái do kích thước gây sốc của nó. Với loài ammonite, các con cái thường phát triển cơ thể lớn hơn để đảm trách vai trò sinh sản. Tuy nhiên kích cỡ khổng lồ như thế này cho thấy sự "dị hình giới tính" của loài tuyệt chủng này còn nhiều điểm đáng kinh ngạc hơn hiểu biết trước đây.

Ngoài ra, nó là một bằng chứng quý giá cho thấy ammonite có thể phát triển đến mức nào.


 

Khu vực bờ biển Vịnh Chale, nơi tìm ra hóa thạch. Bờ biển của hòn đảo này vốn là một
Khu vực bờ biển Vịnh Chale, nơi tìm ra hóa thạch. Bờ biển của hòn đảo này vốn là một "thánh địa" của các sinh vật lạ thời tiền sử - ảnh: DAILY MAIL



Nơi phát hiện ra hóa thạch sinh vật lạ lùng này là bờ biển phía Vịnh Chale của Đảo Wight. 95 dặm bờ biển của hòn đảo này vốn là một trong những "thánh địa cổ sinh vật học" của Anh quốc và thế giới, với rất nhiều quái vật biển thuộc nhiều thời kỳ đã được phát hiện. Nó là một di sản thế giới được UNESCO công nhận, và còn được mệnh danh là "Bờ biển kỷ Jura".

 

Theo A. Thư (NLĐO, Daily Mail, Wight Coast Fossils)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.