"Kho báu vô song" từ 44 hài cốt bí ẩn trong hầm đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một khu chôn cất đặc biệt nhất từ trước đến nay, với 44 bộ hài cốt niên đại 1.000-9.600 năm thực sự là một mỏ vàng với các nhà khảo cổ.

 

Ở một vùng núi nổi tiếng với các di tích Maya ở Belize, một quốc gia Trung Mỹ, các nhà khoa học đã tìm ra một thứ còn cổ xưa và quý giá hơn. Một "thế giới người chết" có thể mở đường cho hàng loạt nghiên cứu về lịch sử cổ đại ở vùng đất này.

Đó là một hầm đá đầy hài cốt. Nhưng điều kỳ lạ nhất là 44 bộ hài cốt được chôn ở đây không cùng niên đại mà có tuổi trải dài suốt giai đoạn 1.000-9.600 năm về trước. Chính điều này khiến nhóm nghiên cứu mô tả khu mộ phần là một "kho báu vô song": việc khám nghiệm 44 con người này sẽ tạo ra bức tranh đầy đủ về cuộc sống, thức ăn, hoạt động nông nghiệp, bệnh dịch, phong tục… mà con người ở vùng này đã trải qua, từng giai đoạn trong suốt 9.000 năm lịch sử.


 

Các bộ hài cốt được chôn sâu trong hầm đá tự nhiên được con người can thiệp thêm để tạo thành những mộ phần - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Các bộ hài cốt được chôn sâu trong hầm đá tự nhiên được con người can thiệp thêm để tạo thành những mộ phần - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp



Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Exeter (Anh), các bộ hài cốt được bảo quản tốt đáng kinh ngạc, có thể nhờ không gian kín của hầm đá tự nhiên. Họ có cả nam, nữ trưởng thành và trẻ em, như một mẫu hoàn hảo đến ngạc nhiên về một cộng đồng dân cư nguyên thủy.

Họ đã bắt đầu khai thác "kho báu" khảo cổ này bằng nghiên cứu về chế độ ăn và phát hiện ra thời điểm xa xưa nhất mà bắp ngô – cây lương thực phổ biến trong cuộc sống ngày nay, bắt đầu được con người gieo trồng và sử dụng: 4.700 năm về trước. Lúc đó, bắp chiếm 1/3 khẩu phần, nhưng đã tăng lên 70% chỉ trong vòng 700 năm, một bằng chứng của sự canh tác nông nghiệp thuần thục.


 

 Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp



Cây lương thực này cũng được biết đến như xương sống của nền nông nghiệp tiền Maya – Maya, với các bằng chứng rõ ràng từ 2.000 năm trước.

Trong khi đó, những hài cốt lâu đời nhất vẫn sống chủ yếu bằng các loại thảo mộc và quả mọng.

Các phát hiện ban đầu đã công bố trên tạp chí Science Advances. Công cuộc khai quật và nghiên cứu các bộ hài cốt vẫn đang tiếp diễn, hứa hẹn nhiều tiết lộ thú vị về một giai đoạn lịch sử bí ẩn của tộc người rất có thể tham gia việc xây nên đế chế Maya huyền thoại.

Theo A. Thư (NLĐO, Daily Maii, Acient-Origins)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.