Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Đảng bộ Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đẩy mạnh sinh hoạt chính trị “tự soi, tự sửa”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngay sau khi các cấp ủy cấp trên có văn bản triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Đảng ủy Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã xây dựng kế hoạch mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với chủ đề “Tự soi, tự sửa” trong toàn Đảng bộ.

Chủ động “tự soi, tự sửa”

Để tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, bảo đảm nghiêm túc, tạo bước chuyển biến thực chất về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, Đảng ủy TAND tỉnh yêu cầu các chi bộ trực thuộc phải gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gắn với thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; việc tổ chức sinh hoạt chính trị phải được duy trì trong các kỳ sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ hàng tháng. Trong đó, tập trung cao điểm vào 3 đợt: đợt 1 diễn ra trong tháng 1 và 2-2022 hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2022); đợt 2 diễn ra trong tháng 5 nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022); đợt 3 diễn ra trong tháng 11 và 12, là dịp kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên cuối năm 2022.

Một trong những nội dung quan trọng trong chỉ đạo triển khai đợt sinh hoạt chính trị theo Kết luận số 21-KL/TW là tập trung vào chủ đề “Tự soi, tự sửa”. Đảng ủy TAND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ tổ chức cho đảng viên, quần chúng nghiên cứu hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về chủ đề “Tự soi, tự sửa”; quán triệt đảng viên, quần chúng nắm vững các nội dung cần phải thấm nhuần để thực hiện chủ đề “Tự soi, tự sửa”. Tập thể “tự soi, tự sửa” đề ra giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao công tác tư tưởng, phê bình và tự phê bình trong Đảng, trong cán bộ, đảng viên; “tự soi, tự sửa” trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Quang cảnh hội nghị cán bộ toàn tỉnh học tập, quán triệt Kết luận số 21-KL/TW tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy

Quang cảnh hội nghị cán bộ toàn tỉnh học tập, quán triệt Kết luận số 21-KL/TW tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy

Đảng ủy và các chi bộ trực thuộc luôn xác định rõ nội dung “tự soi, tự sửa” là để xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo các chi bộ tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của việc tự học, tự tu dưỡng và rèn luyện của mỗi cá nhân.

Quán triệt thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ động cơ đúng đắn, mang tính chất xây dựng, có tình đồng chí, đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau và phải công khai trực tiếp. Với nhận thức đó, Đảng ủy chỉ đạo các chi bộ duy trì việc quán triệt nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tự rèn luyện, tự phê bình mình trước, rồi phê bình người khác sau; cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo gương mẫu tự phê bình trước, cấp dưới tự phê bình sau, rồi mới đến toàn thể đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình. Đặc biệt, khi tiến hành tự phê bình và phê bình, cấp ủy phải phát huy tốt tinh thần dân chủ, không áp đặt, soi mói. Nhờ đó, tập trung được trí tuệ tập thể trong sinh hoạt Đảng, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong cấp ủy, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để việc “tự soi, tự sửa” đạt hiệu quả cao, các chi bộ tích cực xây dựng môi trường để đảng viên phát huy tính tự giác. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt; tập trung xây dựng tổ chức Đảng, nhất là cấp ủy, chi bộ thực sự vững mạnh, đoàn kết. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”, Đảng ủy thường xuyên yêu cầu các chi bộ phát huy cao độ vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên, thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương của Đảng để quần chúng noi theo. Đồng thời, cụ thể hóa việc xây dựng và thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức người cán bộ TAND, quy tắc đạo đức của người thẩm phán. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ chủ chốt của cơ quan phải thực sự gương mẫu; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong đơn vị. Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp điều hành sinh hoạt chi bộ; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo không khí cởi mở, lắng nghe ý kiến và gợi ý những vấn đề quan trọng để đảng viên thảo luận, phát biểu thể hiện chính kiến của mình... làm cho sinh hoạt chi bộ thực sự phong phú, hấp dẫn, phát huy được trí tuệ tập thể, khắc phục bệnh hình thức trong sinh hoạt.

Việc thực hiện chủ đề “Tự soi, tự sửa” đã được thể hiện rõ và phát huy trong các cuộc kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, trong các hội nghị về công tác cán bộ. Đảng ủy duy trì thực hiện và chỉ đạo các chi bộ trực thuộc duy trì việc kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên; tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, đảng viên phát huy vai trò, trách nhiệm của mình; kịp thời khắc phục những biểu hiện lệch lạc, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, luôn an tâm tư tưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, biện pháp phù hợp, được cụ thể hóa trong nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của năm, việc “tự soi, tự sửa” theo phong cách Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào nhận thức và hành động; trở thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, tự giác của mỗi đảng viên, quần chúng; việc này không chỉ bó hẹp trong tổ chức Đảng mà còn ở tất cả các tổ chức quần chúng; không chỉ trong sinh hoạt Đảng mà cả trong các cuộc họp giao ban, các hội nghị đều tiến hành “tự soi, tự sửa”. Đội ngũ đảng viên, nhất là lãnh đạo chủ chốt của TAND tỉnh có trách nhiệm cao, tận tụy với công việc, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, của chi bộ được nâng lên, tạo động lực quan trọng góp phần xây dựng Đảng bộ, cơ quan vững mạnh, tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để “tự soi, tự sửa” ngày càng đi vào thực chất

Trong thời gian tới, Đảng ủy TAND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các chi bộ trực thuộc tăng cường triển khai các giải pháp phù hợp, phát huy ưu điểm, khắc phục triệt để các hạn chế trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt, tăng cường hơn nữa sự vào cuộc của tất cả các chi bộ, các đoàn thể tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng; trong đó, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả các đợt sinh hoạt chính trị nói chung và sinh hoạt chính trị thực hiện Kết luận số 21-KL/TW nói riêng. Từng chi bộ, mỗi đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu và các bộ phận trong cơ quan cần nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi của Kết luận số 21-KL/TW; nhận thức rõ trách nhiệm của mình; gương mẫu trong lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và triển khai thực hiện với tinh thần quyết liệt, quyết tâm cao nhất. Mỗi cán bộ, đảng viên nhìn nhận, soi xét lại mình, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng nói chung và Kết luận số 21-KL/TW nói riêng.

Để Kết luận số 21-KL/TW đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Từng tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành cần nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi của Kết luận số 21-KL/TW; nhận thức rõ trách nhiệm của mình; gương mẫu trong lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và triển khai thực hiện với tinh thần quyết liệt, quyết tâm cao nhất. Mỗi cán bộ, đảng viên nhìn nhận, soi xét lại mình, nâng cao nhận thức, trách nhiệm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét hơn, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, nâng cao đời sống của người dân.

Một trong những biện pháp để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đó là “tự soi, tự sửa”. Dù rằng, mỗi cán bộ, đảng viên phải chịu sự lãnh đạo, giám sát của chi bộ; tuy nhiên, nếu đảng viên ở cơ sở chỉ “tự soi, tự sửa” ở chi bộ cơ sở (thôn, làng, tổ dân phố); cán bộ, công chức hay lãnh đạo cấp ủy các cấp chỉ “tự soi, tự sửa” ở chi bộ cơ quan thì tính thuyết phục không cao. Cấp ủy và tổ chức Đảng cần phải có kế hoạch, hướng dẫn cụ thể “soi” như thế nào và “sửa” như thế nào? Ai “soi”, ai “sửa” và cơ chế giám sát việc “tự soi, tự sửa”, tạo sự thống nhất chung để triển khai thống nhất, hiệu quả. Đó là những vấn đề cần được nghiên cứu để đưa việc “tự soi, tự sửa” trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và thực chất, tránh hình thức.

Cùng với các giải pháp trên, để việc “tự soi, tự sửa” đạt hiệu quả cao, các cơ quan, đơn vị cần tích cực xây dựng môi trường tốt để cán bộ, đảng viên phát huy tính tự giác của mình. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt; tập trung xây dựng tổ chức Đảng, nhất là cấp ủy, chi bộ, Đảng bộ thực sự vững mạnh, đoàn kết.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ chủ trì, chủ chốt các cơ quan, đơn vị đều phải luôn gương mẫu; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong đơn vị. Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp điều hành sinh hoạt chi bộ; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo không khí cởi mở, lắng nghe ý kiến và gợi ý những vấn đề quan trọng để đảng viên thảo luận, phát biểu thể hiện chính kiến của mình... làm cho sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ thực sự phong phú, hấp dẫn, phát huy được trí tuệ tập thể, khắc phục bệnh hình thức trong sinh hoạt.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên; tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, đảng viên phát huy vai trò, trách nhiệm của mình; kịp thời khắc phục những biểu hiện lệch lạc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, luôn an tâm tư tưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc

Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ cuối: Vì sự bình yên và hạnh phúc của Nhân dân

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ cuối: Vì sự bình yên và hạnh phúc của Nhân dân

(GLO)- Quá trình điều tra vụ án “Phan Thị Thảo cùng đồng phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, mỗi điều tra viên đã thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, mưu trí, sắc bén. Chiến công ấy góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân.