Dân làng Piơm mong Nhà nước xây dựng đường nội đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Y Bônh-Trưởng thôn Piơm (thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) cho biết: Cánh đồng Bồ có diện tích khoảng 40 ha, là nơi canh tác của hơn 200 hộ trong thôn.

Nhiều năm qua, con đường dẫn ra cánh đồng là đường mòn, chỉ có xe bò qua được. Đến năm 2007, khi có xe công nông, thôn vận động người dân cùng nhau hiến đất, góp công góp của để mở rộng con đường gần 4 m như hiện nay.

Cũng theo Trưởng thôn Piơm, vì con đường do người dân tự làm nên không thể lu lèn. Thêm vào đó, con đường cũng chỉ cao ngang mặt ruộng nên đến mùa mưa, nước về ngập hết toàn bộ tuyến đường nội đồng dài khoảng 1 km. Bởi vậy, nền đường đã yếu càng thêm yếu. Còn ông A Ayun-Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Piơm thì chia sẻ: “Tôi có 8 sào lúa ở đây và cũng phải chịu khổ sở vì giao thông không thuận lợi, việc đi lại cũng như vận chuyển nông sản vào mùa thu hoạch vô cùng khó khăn”.

Một khó khăn nữa đối với bà con nông dân nơi đây là diện tích lúa của hàng chục hộ dân phía giáp xã An Phú (TP. Pleiku) luôn phải chịu hạn. Nói về điều này, ông Y Yó-Phó Trưởng thôn Piơm-giải thích: Cánh đồng Bồ nằm trên địa phận xã A Dơk (huyện Đak Đoa) nhưng chủ yếu lại do người dân thôn Piơm canh tác và giáp với xã An Phú. Cánh đồng chủ yếu lấy nước từ suối An Phú. Tuy nhiên, vào mùa khô, khu vực ruộng lúa giáp với xã An Phú bị thiếu nước do đập ngăn dòng, không cấp đủ nước cho cánh đồng Bồ khiến nhiều chân ruộng phải bỏ hoang. “Chúng tôi đã đề nghị huyện đầu tư làm đập tràn để điều tiết nước, tạo điều kiện cho người dân canh tác”-ông Y Yó thông tin.

Đường nội đồng do người dân thôn Piơm tự mở bị ngập hoàn toàn vào mùa mưa khiến việc đi lại rất khó khăn. Ảnh: H.D

Đường nội đồng do người dân thôn Piơm tự mở bị ngập hoàn toàn vào mùa mưa khiến việc đi lại rất khó khăn. Ảnh: H.D

Anh Khunh có hơn 2 sào ruộng bị bỏ hoang. Anh bày tỏ: “Tôi mong chính quyền địa phương hỗ trợ làm đập tràn hoặc có giải pháp phù hợp. Do thiếu nước tưới nên tôi không trồng gì được. Cả gia đình tôi giờ chỉ có thể đi làm thuê để sinh sống mà không thể sản xuất được trên ruộng của mình”.

Được biết, đối với ý kiến của cử tri về việc đề nghị làm đập tràn, UBND huyện Đak Đoa đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND thị trấn tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại vị trí đề xuất làm công trình. Qua kiểm tra cho thấy không đảm bảo các điều kiện để xây dựng đập thủy lợi.

Còn đối với đề nghị đầu tư làm đường giao thông nội đồng, qua tìm hiểu được biết, UBND huyện đã chỉ đạo UBND thị trấn Đak Đoa tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng các tuyến đường nội đồng cần kiên cố hóa bằng bê tông, xây dựng kế hoạch đăng ký về UBND huyện để tổng hợp, đăng ký UBND tỉnh thực hiện theo Nghị quyết số 280/NQ-HĐND ngày 10-12-2020 của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư Chương trình kiên cố hóa hạ tầng giao thông và kênh mương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 15-4-2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đầu tư Chương trình kiên cố hóa hạ tầng giao thông và kênh mương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

(GLO)- Anh Trần Duy Quang (SN 1980, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là tài xế nhà xe Cô Hai tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Sau những khoảng thời gian ngồi ôm vô lăng lái xe khách đường dài, anh lại đắm chìm với niềm đam mê sưu tập đồ cũ.