Dân làng La Phù thức xuyên đêm nấu 10.000 bánh chưng hỗ trợ bà con miền Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần một tuần nay, hơn 200 bà con ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội tất bật từ sáng tới đêm cho công việc gói, nấu bánh chưng để ủng hộ bà con miền Trung đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt.

Người dân La Phù tất bật cả đêm gói bánh chưng gửi vào miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi lũ lịch sử - Ảnh: PHẠM TUẤN
Người dân La Phù tất bật cả đêm gói bánh chưng gửi vào miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi lũ lịch sử - Ảnh: PHẠM TUẤN
Đã hơn 11h đêm nhưng không khí ở nhà văn hóa xã La Phù vẫn rôm rả, khẩn trương. Người cắt lá dong, người vò nếp, người chuẩn bị nhân thịt đỗ, bộ phận khác thì gói bánh, luộc bánh... Tất cả chung sức, dồn lòng để dành những gì tốt nhất cho bà con miền Trung đang oằn mình chống chọi với thiên tai.
Anh Nguyễn Đăng Quang (xóm Hoa Thám, xã La Phù) cho biết xuất phát từ tinh thần tự nguyện, bà con khắp các thôn, xóm đã đứng ra tổ chức gói bánh chưng ủng hộ bà con miền Trung hơn một tuần nay.
"Tôi đã khổ rồi mà có những người còn khổ hơn tôi, nhưng làm việc này chúng tôi rất vinh dự, vì được đóng góp sức mình gửi vào ủng hộ miền Trung" - anh Quang chia sẻ.
Bắt đầu gói bánh đầu giờ chiều mỗi ngày, rồi canh nồi bánh chín đến sáng sớm hôm sau, đã đêm thứ 3 liên tiếp thức thâu đêm, chị Nguyễn Thị Nhung (xóm Hoa Thám, xã La Phù) nói có chút mệt nhọc, nhưng lúc này bà con miền Trung đang cần hơn bao giờ hết sự chung tay giúp đỡ của mọi người.
"Những ngày như thế này không thấy mệt là gì, bởi bà con ai cũng thấy mình làm việc có ý nghĩa. Thương miền Trung lắm, năm nào cũng lũ lụt, mình ở Hà Nội sướng quá nên bà con bảo nhau giúp đỡ miền Trung vượt qua khó khăn" - chị Nhung nói.
Trao đổi với Tuổi trẻ Online, ông Tạ Quang Luận - bí thư Đảng ủy xã La Phù - cho biết đến nay đã có hơn 10.000 chiếc bánh được gửi vào cho người dân miền Trung. Ngoài ra, xã cũng có một nhóm tình nguyện vào tận vùng lũ phân phát bánh cho bà con.

Việc vận chuyển bánh cũng được bà con xã La Phù tự nguyện huy động các phương tiện cá nhân.

Hơn 10.000 chiếc bánh chưng đã được gửi đi chỉ chưa đây 1 tuần phát động - Ảnh: PHẠM TUẤN
Hơn 10.000 chiếc bánh chưng đã được gửi đi chỉ chưa đây 1 tuần phát động - Ảnh: PHẠM TUẤN

Mỗi người một công đoạn khác nhau, tất cả đều rất tất bật làm việc
Mỗi người một công đoạn khác nhau, tất cả đều rất tất bật làm việc

Những chiếc bánh vuông vức với tình cảm người dân nơi đây dành cho đồng bào miền Trung đang hứng chịu những khó khăn về lũ lụt, thiên tai
Những chiếc bánh vuông vức với tình cảm người dân nơi đây dành cho đồng bào miền Trung đang hứng chịu những khó khăn về lũ lụt, thiên tai

Đang giữa tháng 10, nhưng làng La Phù nhộn nhịp nấu bánh như những ngày cận tết
Đang giữa tháng 10, nhưng làng La Phù nhộn nhịp nấu bánh như những ngày cận tết

Bánh được xếp dọc, chặt, đều nhau thành từng lớp
Bánh được xếp dọc, chặt, đều nhau thành từng lớp
Dù thức thâu đêm để nấu bánh nhưng tất cả người dân đều rất phấn khởi vì góp phần nhỏ hỗ trợ bà con vùng thiên tai
Dù thức thâu đêm để nấu bánh nhưng tất cả người dân đều rất phấn khởi vì góp phần nhỏ hỗ trợ bà con vùng thiên tai

Bếp nấu bánh chưng đã 1 tuần này cả ngày đêm chưa tắt lửa
Bếp nấu bánh chưng đã 1 tuần này cả ngày đêm chưa tắt lửa

Những nồi bánh chưng
Những nồi bánh chưng "siêu to" sẽ được gửi tới bà con miền Trung trong thời gian tới - Ảnh: PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.