Đàn bà ở chợ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chợ quê. Nơi ấy mẹ tôi bán cả tảo tần trong những sớm mờ mưa.
Quang gánh ra chợ. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG

Quang gánh ra chợ. Ảnh: LÊ TRỌNG KHANG

Tuổi thơ tôi đi qua quang gánh của mẹ có tiếng trĩu trịt oằn vai của bí đao, khổ qua, mướp hương. Và cả thương nhớ khôn nguôi bàn chân trần bám mưa lầm lụi trong đêm cho kịp buổi chợ phiên mờ sáng - chợ Nam Phước. Là tôi bé mọn đầu chưa quá đôi gióng nhìn quanh cơ man người là người. Mà toàn đàn bà. Thi thoảng lọt thỏm vài đứa con nít theo mẹ.

Đàn bà đi chợ hồi mấy mươi năm trước, chẳng có niềm vui nào cho riêng mình. Chỉ mong bán món hàng quê được giá, tất tả ghé hàng thịt hàng cá mua chút tươi cho bầy con. Còn tôi đứng sát bên mẹ, nhìn những gương mặt trong sương, đã mơ hồ vẽ vào tâm hồn non dại những trĩu nặng của phận đàn bà.

Cái chợ Nam Phước sát quốc lộ 1 vẫn còn hào nhoáng trong ký ức. Bây giờ tôi vẫn nhớ như in “chị Nha” chuyên gom hàng nông sản ở chợ, dáng người cao to như đàn ông, quày quả ngó nghiêng từng mủng hoa màu ứ hự.

Mẹ tôi mỗi lần gánh hàng lên chợ đều tìm “chị Nha”. Chỉ cần cái gật đầu của người đàn bà ấy, mẹ tôi quang gánh nhẹ tênh về nhà. “Chị Nha” hiếm khi chê hàng của mối quen. Thuận mua vừa bán. Hay đàn bà ở chợ thương nhau từ những sớt chia không lời.

Hơn hai mươi năm bon chen phố thị, nhiều lần giật thót trước những người đàn bà ngồi nép bên góc chợ với chục trứng, bó rau. Chợ ồn ào, xô bồ, đôi khi có cả tiếng cãi vã. Nhưng rồi những tảo tần cứ thế bán đi để khi cắp nón ra về, biết đâu vơi bớt lo toan trong ngôi nhà và những đứa trẻ.

Mà cũng lạ, quanh con phố tôi ở, có đến vài chị bán buôn chợ lớn chợ nhỏ. Hễ ra chợ là gặp hàng xóm. Chị Nhung người nhỏ thó mà buôn bán lanh lẹ ở cái chợ chồm hổm bên góc đường Trưng Nữ Vương, Tam Kỳ.

Chị Thanh hai ba giờ sáng đã một mình chạy xe vô cảng Kỳ Hà lấy cá về bán kiếm ít đồng lời. Hỏi một mình đi đêm lỡ đường sá xa xôi có sợ, chị nói rồi cũng phải đi, đi mỗi ngày thành quen. Từ tất bật sớm hôm của người mẹ ấy mà các con của chị thành bác sĩ và nên người.

Mỗi sáng, ngang qua cái chợ di động của chị Thanh nơi góc phố, thấy các bà các chị xúm quanh, lòng bỗng vui như nắng lên. Là chị Bích người Tiên Phước lấy chồng xứ Đoan Trai, mỗi chiều lại về vùng trung du quê mẹ gom hàng xuống chợ bán.

Sạp hàng của chị chẳng có món nào cố định, khi thì trứng gà ta, ổi vườn, khi thì vài nải chuối, ít cam sành trái to trái nhỏ… Mớ đồ quê lộn xộn nhưng lúc nào cũng được các mẹ các chị tranh mua. Tôi đồ rằng người đàn bà ấy bán bằng những thật thà gieo vào lòng khách chợ.

Mấy hôm nay trời chuyển gió mưa. Lại nhớ dáng mẹ lọt thỏm trong chiếc áo quàng bên gánh mướp hương. Cái mùi thơm của mướp hương đông đặc trong mưa cứ bám riết tôi đến tận bây giờ. Mẹ tôi đã bán cả tảo tần ở chợ quê, để mấy đứa con gái hễ ra chợ là tìm mua cho được mớ ký ức với những món ăn xưa cũ.

Có khi chỉ là ít cá rô mùa lụt chiên vàng dằm mắm cái ớt tỏi; lòng hân hoan khi mua được hến vỏ về hì hụi nấu canh tập tàng, là bó bông bí vàng ươm như một sớm mai năm nào cha ra vườn đậy bông bí cho một mùa sai trái…

Váng vất trong đầu ý nghĩ, đàn bà ở chợ, như sương...

Có thể bạn quan tâm

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Mưa thu

Mưa thu

(GLO)- Mùa thu bao giờ cũng đem đến nhiều xúc cảm, nhất là khi thư thái ngồi lại cùng những cơn mưa.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.