Đak Pơ tổ chức Hội thảo khoa học Di tích bia đá Chăm Tư Lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 25-3, UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo khoa học Di tích bia đá Chăm Tư Lương.

Tham dự có ông Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, các nhà nghiên cứu khoa học; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đak Pơ; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành của huyện và UBND xã Tân An.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Ngọc Minh.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Ngọc Minh


Theo báo cáo, bia đá Chăm Tư Lương nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Theo các nhân chứng hiện sống tại thôn Tư Lương, khoảng sau năm 1960, trong khi phát cây làm rẫy, một số người dân địa phương đã phát hiện ra hòn đá có tạc chữ này. Không biết đó là gì, nhưng đoán những ký hiệu ngoằn ngoèo trên đá là chữ nên họ gọi nó là “đá chữ”. Do đá chữ nằm giữa bụi cây gai rậm rạp nên thường chỉ vào những tháng mùa khô, người ta mới có thể đến gần, đụng chạm vào nó. Đá chữ là cách nói nôm na nhưng phản ánh sự thật theo lối nhìn trực quan dân dã: hòn đá có chữ…

Bia Chăm Tư Lương là một tảng đá granit tự nhiên, cao khoảng 2,20 m, trước khi nền nhà che bia được đổ bê tông, láng xi măng vào năm 2018. Vì lý do này, độ cao của bia đá hiện chỉ còn đo được 1,62 m, tính từ nền nhà đến vị trí cao nhất của hiện vật. Nhìn thoáng qua, bia gần giống một hình tam giác với các “cạnh” không đều nhau. Chỗ nhỏ nhất của bia (đỉnh bia) đo được khoảng 0,2 m. Trong khi đó, chỗ rộng nhất của mặt bia (đáy bia) có kích thước lên đến 1,65 m. Mặt A có 8 dòng chữ Chăm cổ được khắc chìm, trong diện tích khoảng 0,9 m x 1,40 m; mặt B, trong diện tích khoảng 0,2m x 0,9m cũng khắc chìm 3 dòng chữ cùng loại.

Những dòng chữ ở bia Chăm Tư Lương được dập qua giấy bản và bảo quản trong tủ kính. Ảnh: Ngọc Minh.
Những dòng chữ ở bia Chăm Tư Lương được dập qua giấy bản và bảo quản trong tủ kính. Ảnh: Ngọc Minh


Đầu năm 2018, được UBND tỉnh Gia Lai cho phép, thông qua Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, sự hỗ trợ của Văn phòng EFEO tại Hà Nội, huyện Đak Pơ đã mời Giáo sư, Tiến sĩ. Arlo Griffiths-chuyên gia về bia ký Champa từ EFEO và một đồng nghiệp của ông là bà Khom Sreymom (Bảo tàng Quốc gia Campuchia) đến làm việc tại thôn Tư Lương. Kết quả, sau thời gian nghiên cứu, đối chiếu tỉ mỉ, Giáo sư, Tiến sĩ. Arlo Griffiths đã chuyển bản dịch tiếng Anh cho địa phương.

Trên cơ sở bản dịch Anh ngữ, Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý Văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) chuyển sang tiếng Việt. Theo các nhà khoa học, bia Chăm Tư Lương vốn thuộc Vương quốc Champa trong quá khứ. Hiện vật là một minh chứng về sự xuất hiện của đế chế này trên Cao nguyên và mối quan hệ với quốc gia Đại Việt, ít nhất đến cuối thế kỷ XV.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, tham gia ý kiến về tên gọi, thể loại di tích, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của di tích…


 

 Bia Chăm Tư Lương nằm giữa cánh đồng (thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Ngọc Minh.
Bia Chăm Tư Lương nằm giữa cánh đồng (thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Ngọc Minh


Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung đánh giá cao sự quan tâm của địa phương, nhất là việc phối hợp với cơ quan chuyên môn để lập hồ sơ di tích. “Nhưng huyện cần cố gắng hoàn thiện hồ sơ nộp trong tháng 4 này; tăng cường biện pháp giữ gìn di tích; làm đường đi vào di tích; gắn kết các di tích văn hóa đình, miếu, thắng cảnh với bia Chăm Tư Lương để phát huy giá trị, đồng thời gắn kết với các huyện, thị xã khu vực phía Đông tỉnh để phát triển du lịch”-ông Nhung đề nghị.

Thông qua hội thảo, huyện Đak Pơ sẽ điều chỉnh, bổ sung thông tin để hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đồng thời, nâng cao ý thức người dân trong việc gìn giữ, tự hào có di tích ở địa phương.

Trước đó, các đại biểu đã đến tham quan Di tích bia đá Chăm Tư Lương tại thôn Tư Lương (xã Tân An).

 

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.