Đặc sắc phù điêu voi chầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong văn hóa Chăm và các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, voi là linh vật gắn liền với tín ngưỡng và nghệ thuật tạo hình. Trong khi người Chăm thể hiện sinh động hình tượng con voi trên chất liệu sa thạch và đất nung thì các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên lại đặc tả trên chất liệu gỗ.
Đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), du khách thường dừng chân rất lâu tại tháp B5 để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Tuy bị thời gian bào mòn, làm hư hỏng đi một số chi tiết nhưng tháp B5 vẫn còn giữ nhiều nét kiến trúc, điêu khắc đặc sắc của người Chăm.
Đặc điểm kiến trúc nổi bật nhất là tầng 1 của tháp có bộ mái hình thuyền (hay hình yên ngựa) được xếp bằng gạch. Trên chiếc trán cửa bằng gạch phía Đông của ngôi tháp có chạm khắc bức phù điêu 2 con voi.
Ngay từ đầu thế kỷ XX, nhà khảo cổ học người Pháp H.Parmentier đã mô tả rất ngắn gọn về bức phù điêu này: “Hai con voi lấy vòi ngoặc vào nhau cùng nhấc bổng 1 cái cây, tạo thành điểm giữa của cái nhĩ cửa sổ (tympan) phía Đông Mỹ Sơn B5”. Theo các nhà nghiên cứu, 2 con voi trên tháp B5 có dáng đứng của các hình tượng voi thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X) với 1 chân phía trước hơi nhấc lên.
Nếu như phù điêu 2 con voi ở tháp B5 Mỹ Sơn nằm trên tường tháp, rất dễ quan sát và thưởng lãm thì phù điêu 2 con voi ở tháp Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) lại nằm ẩn mình dưới chân tháp. Cuộc khai quật tại đây vào năm 1989 đã phát hiện hàng trăm hiện vật bằng chất liệu sa thạch, được giới chuyên môn đánh giá là những tác phẩm điêu khắc quan trọng của nghệ thuật Champa thế kỷ XI-XII (hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Quảng Nam).
Điều bất ngờ nữa là cuộc khai quật đã làm xuất lộ phần chân móng tháp bị vùi dưới lớp đất cát, phù sa qua cả chục thế kỷ. Trên phiến sa thạch (bề ngang khoảng 2 m, chiều đứng khoảng 0,4 m) có bức phù điêu 2 con voi đấu mặt nhau chầu 2 hoa sen, 3 búp sen và 2 lá sen.
Được gọi là “Lưỡng tượng chầu liên hoa”, đây là tác phẩm độc nhất vô nhị trong điêu khắc Champa. Có thể nói, người nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm đã rất thành công khi mô tả 2 chú voi đang dạo bước khoan thai trong đầm sen tươi đẹp, đưa chiếc vòi nâng niu búp sen non tơ như muốn tôn vinh vẻ đẹp trắng trong, thuần khiết.
Bức chạm khắc 2 con voi chầu mái nhà rông trên nóc nhà mồ của dân tộc Jrai. Ảnh: Trần Phong
Bức chạm khắc 2 con voi chầu mái nhà rông trên nóc nhà mồ của dân tộc Jrai. Ảnh: Trần Phong
Các dân tộc Bahnar, Jrai-chủ nhân của nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc gỗ nổi tiếng ở vùng Bắc Tây Nguyên-cũng không quên đặc tả hình tượng voi hết sức sinh động. Nhiều nghệ nhân Jrai đã dày công sáng tạo nên những bức chạm khắc, những mảng họa tiết hoành tráng, rực rỡ trên mái nhà rông, mái và nóc nhà mồ (gôk bơxat). Bên cạnh chim muông, hoa lá, những dải hoa văn hình học, hình người uống rượu cần thì hình tượng 2 con voi có nài điều khiển, có bành voi trông rất uy nghi, dũng mãnh... cũng được đặt ở vị trí trung tâm, đối xứng qua mái nhà rông cao vút.
Trên nóc nhà mồ của dân tộc Jrai ở làng Kép (phường Đống Đa, TP. Pleiku), làng Breng (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cũng có những bức chạm khắc sống động 2 chú voi đứng chầu, vươn cao chiếc vòi. Đây là mô típ đặc sắc, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật Tây Nguyên. Tuy nhiên, ngày nay, tác phẩm này khó tìm thấy nữa vì những nhà mồ cổ xưa đã bị hư hỏng, các nghệ nhân tài hoa cũng đã về với cõi atâu. Muốn hiểu thêm, ta chỉ có thể tìm lại trong những bức ảnh tư liệu. 
Những bức phù điêu voi chầu ở Mỹ Sơn, Chiên Đàn là tinh hoa trong kho tàng di sản điêu khắc của người Champa. Điều thú vị là mô típ voi chầu cũng được tìm thấy trong nghệ thuật điêu khắc gỗ của các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Đây là một trong những minh chứng phản ánh sự giao thoa cũng như ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người trong một giai đoạn quá vãng.
TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.