Đặc sắc Lễ hội văn hóa du lịch Dinh Thầy Thím tại Bình Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phần lễ là một chuỗi các nghi thức truyền thống như lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia…

Lễ hội văn hóa du lịch Dinh Thầy Thím tại Khu di tích văn hóa Dinh Thầy Thím, xã Tân Tiến, thị xã La Gi (Bình Thuận) hồi tháng Tư. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Lễ hội văn hóa du lịch Dinh Thầy Thím tại Khu di tích văn hóa Dinh Thầy Thím, xã Tân Tiến, thị xã La Gi (Bình Thuận) hồi tháng Tư. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Sáng 30/10, rất đông du khách và người dân địa phương nô nức về Di tích lịch sử-văn hóa Dinh Thầy Thím (tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) để tham dự Lễ nghinh thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích - một nghi lễ quan trọng và là hoạt động khai hội Lễ hội văn hóa-du lịch Dinh Thầy Thím năm 2020.
Là một trong năm lễ hội văn hóa tiêu biểu được tỉnh Bình Thuận chọn để phục vụ phát triển du lịch của địa phương, Lễ hội văn hóa-du lịch Dinh Thầy Thím mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, ghi khắc công đức của Thầy Thím.
Theo truyền thuyết, Thầy Thím đã có nhiều công lao to lớn giúp đỡ dân nghèo bốc thuốc chữa bệnh, đóng ghe thuyền giúp ngư dân, khai hoang đồng ruộng… Ngày nay, Lễ hội văn hóa-du lịch Dinh Thầy Thím đã trở thành nét văn hóa truyền thống của không chỉ riêng người dân địa phương mà còn thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách khắp nơi về tham gia lễ hội.
Diễn ra trong ba ngày (30/10, 31/10 và 1/11), Lễ hội được tổ chức trong không gian văn hóa đặc trưng, đậm nét dân gian với nhiều hoạt động đặc sắc. Phần lễ là một chuỗi các nghi thức truyền thống như lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia.
Theo Ban Tổ chức lễ hội, trước tình hình dịch COVID-19, Lễ hội văn hóa-du lịch Dinh Thầy Thím năm nay được Ban Tổ chức chủ động cắt giảm nhiều nội dung; ngoài các nghi thức được tiến hành như truyền thống, phần hội gồm các hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian sẽ không được tổ chức.
Để đảm bảo an ninh trật tự, Ban Tổ chức đã bố trí khu sinh hoạt cộng đồng để khách hành hương có không gian rộng nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi.
Ban Quản lý di tích phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra, khắc phục tối đa nạn ăn xin, móc túi và bán hàng rong chèo kéo du khách.
Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.