Đà Nẵng: Chàng trai mang nhiễm sắc thể nam lẫn nữ hiếm gặp trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vì mãi không có con, một thanh niên 29 tuổi thăm khám tại một bệnh viện ở TP.Đà Nẵng thì phát hiện mang nhiễm sắc thể cả nam lẫn nữ.

Ngày 1.4, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Gia Đình Đà Nẵng cho biết vừa thực hiện thành công vi phẫu thuật micro TESE tìm tinh trùng cho bệnh nhân N. mang nhiễm sắc thể của nam lẫn nữ 46,XX/46,XY.

Trước đó, bệnh nhân N. (29 tuổi) nhập viện tại đơn vị Tiết niệu - Nam khoa và đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVFMD FAMILY, vì lập gia đình từ năm 2021 và có tần suất quan hệ vợ chồng bình thường nhưng mãi vẫn chưa có con.

Các kết quả thăm khám và xét nghiệm lâm sàng ban đầu cho thấy tinh hoàn 2 bên teo nhỏ; bệnh nhân không có tinh trùng trong mẫu xuất tinh và có bất thường nhiễm sắc thể.

Các bác sĩ cho biết, thông thường nam giới mang bộ nhiễm sắc thể 46,XY, nữ giới mang bộ nhiễm sắc thể 46,XX. Tuy nhiên, bệnh nhân N. lại có cả nhiễm sắc thể nam và nữ, dòng tế bào nữ chiếm ưu thế (46,XX[42]/46,XY[8]).

Nhiễm sắc thể đồ của bệnh nhân N. cho kết quả khảm 2 dòng tế bào. Trong ảnh là dòng tế bào 46,XX. Ảnh: S.X

Nhiễm sắc thể đồ của bệnh nhân N. cho kết quả khảm 2 dòng tế bào. Trong ảnh là dòng tế bào 46,XX. Ảnh: S.X

Theo bác sĩ CKI Hồ Huy, Trưởng đơn vị Tiết niệu - Nam khoa, Bệnh viện đa khoa Gia Đình Đà Nẵng, đây là bất thường nhiễm sắc thể rất hiếm gặp và là nguyên nhân gây ra vô sinh. Trường hợp anh N. là một trong những trường hợp hiếm gặp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới vì mang cả 2 bộ nhiễm sắc thể nam và nữ.

Đơn vị Tiết niệu - Nam khoa và đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVFMD FAMILY đã tiến hành vi phẫu thuật micro TESE tìm tinh trùng cho bệnh nhân N.

Vợ của anh N. cũng được tiến hành chọc hút noãn (trứng) song song để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của chồng. Kết quả, tinh trùng sau khi tìm kiếm thành công được kết hợp với trứng của người vợ tạo thành 11 phôi khỏe mạnh, chuẩn bị cho bước tiếp chuyển phôi tiếp theo.

Ê kíp thực hiện vi phẫu thuật micro TESE cho bệnh nhân. Ảnh: S.X
Ê kíp thực hiện vi phẫu thuật micro TESE cho bệnh nhân. Ảnh: S.X

Bác sĩ CKII Đoàn Phước Hiệp, đơn vị Tiết niệu - Nam khoa, phẫu thuật viên chính ca mổ, cho biết micro TESE là kỹ thuật mổ hiện đại nhất hiện nay để tìm kiếm tinh trùng trong mô tinh hoàn dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn.

"So với kỹ thuật thông thường, kỹ thuật mới này giúp xác suất tìm thấy tinh trùng cao và ít tổn thương nhu mô tinh hoàn. Kỹ thuật micro TESE đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện đa khoa Gia Đình Đà Nẵng trong thời gian qua", bác sĩ Đoàn Phước Hiệp nói.

Theo bác sĩ Hiệp, kỹ thuật micro TESE là cách trợ giúp cuối cùng đối với những bệnh nhân chẩn đoán vô tinh do bệnh lý nam khoa, hoặc có bất thường về nhiễm sắc thể.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.