Đã đến lúc smartphone cần có hai cổng USB-C

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kể từ khi smartphone chính thống loại bỏ giắc cắm tai nghe, nhiều người đã không ngừng nghĩ về việc sẽ tuyệt vời thế nào nếu chúng được bổ sung cổng USB-C thứ hai.

Một số thiết bị cầm tay mới, như ASUS ROG Ally X, đã được nâng cấp lên hai cổng USB-C và smartphone xứng đáng được nhận được nâng cấp tương tự.

Việc loại bỏ jack cắm tai nghe khiến smartphone không còn có thể vừa cắm sạc, vừa cắm tai nghe có dây

Việc loại bỏ jack cắm tai nghe khiến smartphone không còn có thể vừa cắm sạc, vừa cắm tai nghe có dây

Sạc và nghe nhạc

Kịch bản đầu tiên và phổ biến nhất để cần đến cổng USB-C thứ hai là khi người dùng muốn sạc điện thoại trong khi nghe nhạc. Do không còn jack cắm tai nghe nữa, người dùng phải dựa vào bộ chuyển đổi jack cắm tai nghe USB-C hoặc tai nghe USB-C để nghe nhạc trên tai nghe có dây. Mặc dù tai nghe không dây là một giải pháp nhưng không phải ai cũng thích chúng.

Trong khi nhiều người đánh giá cao tai nghe không dây để nghe nhạc, chúng lại tệ khi chơi game. Nếu dành nhiều thời gian chơi game trên điện thoại, mọi người sẽ thừa nhận điều đó. Ngay cả những mẫu tốt nhất cũng có độ trễ đáng kể giữa những gì đang diễn ra trên màn hình và những gì người dùng nghe thấy, dẫn đến việc xử lý nội dung trong game bị ảnh hưởng.

Ngoài cổng USB-C thứ hai, giải pháp duy nhất là sử dụng bộ chuyển đổi USB-C sang USB-C và jack cắm tai nghe, tuy nhiên nó sẽ khiến điện thoại trở nên cồng kềnh và khó cầm hơn.

Kết nối nhiều phụ kiện

Nếu vội vã chuyển các tập tin đến hoặc từ máy tính và điện thoại sắp hết pin, việc sạc là cần thiết để tiếp tục duy trì công việc. Mặc dù việc cắm điện thoại vào máy tính về mặt kỹ thuật có thể sạc pin, nhưng tốc độ rất chậm cho những ai muốn sạc nhanh. Trong trường hợp chọn giải pháp chuyển các tập tin lên đám mây, tốc độ chậm hơn đáng kể so với USB-C và mỗi giây đều quan trọng đối với những ai đang cần thời gian.

USB OTG có thể giúp kết nối nhiều phụ kiện bên ngoài vào điện thoại

USB OTG có thể giúp kết nối nhiều phụ kiện bên ngoài vào điện thoại

Một ý tưởng thay thế đáng chú ý khác là sử dụng bộ chuyển đổi USB OTG (On-The-Go) để kết nối ổ flash hoặc ổ cứng với điện thoại khi đang sạc. Trên thực tế, OTG cho phép người dùng kết nối nhiều thiết bị USB với điện thoại của mình, chẳng hạn như bộ điều khiển, bàn phím, chuột và thậm chí cả cáp Ethernet. OTG là một tính năng bổ sung cho hàng trăm phụ kiện USB-C khác không cần bộ chuyển đổi.

Giải pháp dự phòng

Nếu cổng USB-C của điện thoại bị hỏng, người dùng không có cách nào để sạc điện thoại chứ đừng nói đến việc kết nối phụ kiện với nó. Hai lựa chọn là thay thế điện thoại hoặc thay thế cổng, vốn là những quy trình khó khăn và tốn kém để thực hiện. Thêm vào đó, điện thoại sẽ mất khả năng chống nước ngay khi người dùng chạm vào lớp niêm phong của nhà máy.

Tất cả những điều này có thể được khắc phục chỉ bằng cách cung cấp cho chúng cổng USB-C thứ hai. Ngay cả khi không có sạc nhanh, đó vẫn là một giải pháp thay thế tốt hơn so với việc vứt bỏ một chiếc điện thoại hoàn toàn tốt.

Mặc dù không phải ai cũng cần một cổng USB-C thứ hai trên smartphone nhưng không thể phủ nhận đây là một sự bổ sung đáng hoan nghênh. Các game thủ và người dùng điện thoại cao cấp mong muốn tận dụng tối đa điện thoại của mình chắc chắn sẽ đánh giá cao điều này. Cần lưu ý rằng một số điện thoại có hai cổng USB-C, ROG Phone mới đây của ASUS, nhưng chúng chỉ có một cổng hoạt động tại một thời điểm, vì vậy đó chỉ xem như là cổng dự phòng.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.