Cựu chiến binh Kông Chro giúp nhau làm kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, hội viên Hội Cựu chiến binh huyện Kông Chro luôn tích cực triển khai nhiều phong trào hoạt động có ý nghĩa, trong đó có phong trào giúp nhau phát triển kinh tế. Từ phong trào này đã giúp nhiều hội viên thoát cảnh nghèo khó, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.  

 Trao đổi kinh nghiệm sản xuất của CCB xã Đak Kơ Ning Huyện Kông Chro. Ảnh: Ngô Chiến
Trao đổi kinh nghiệm sản xuất của CCB xã Đak Kơ Ning Huyện Kông Chro. Ảnh: Ngô Chiến


Hội Cựu chiến binh làng Tpé 1, xã Chơ Glong, được thành lập năm 1996, với  37 hội viên, tất cả đều là người Bahnar, khi đó đời sống của nhiều hội viên còn gặp nhiều khó khăn. Xác định, muốn thoát nghèo phải tự vươn lên, chi hội đã thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên tích cực trong phát triển sản xuất. Tuy nhiên, muốn làm kinh tế thì phải có nguồn vốn, do đó việc lập quỹ nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế là việc làm trọng tâm của chi hội. Từ nguồn vốn ít ỏi ban đầu, đến nay chi hội đã nâng nguồn quỹ lên 39 triệu đồng, số tiền này đã được chi hội hỗ trợ cho các hội viên CCB trong chi hội vay để đầu tư vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Để nguồn vốn giúp nhau giảm nghèo phát huy hiệu quả, chi hội thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về vốn, khoa học-kỹ thuật cho hội viên. Từ đó, việc sản xuất đạt hiệu quả, tăng thu nhập, đời sống kinh tế gia đình của hội viên từng bước được nâng lên. Đến nay, toàn chi hội chỉ còn 2 hộ nghèo và cận nghèo.

Cùng với việc đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, Hội Cựu chiến binh huyện Kông Chro còn chú trọng đến việc chăm lo đời sống tinh thần cho hội viên như: thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi về nâng cao đời sống, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn. Đặc biệt nhờ có nguồn quỹ ổn định và thường xuyên các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hay hội viên bị đau ốm cũng được quan tâm thăm hỏi, động viên kịp thời.

Nói về kết quả đạt được ông Nguyễn Tiến Hùng-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Kông Chro cho biết: Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi đã phát triển sâu rộng trong toàn Hội, nhiều tổ chức và hội viên đã phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã giúp nhau phát triển kinh tế cải thiện đời sống, để giúp nhau xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, đạt được kết quả đáng khích lệ: Tổng số ngày công lao động hàng năm tham gia các chương trình, các hoạt động tình nghĩa hơn 3.647 ngày công giá trị khoảng 467 triệu đồng; xây dựng được 5 kho thóc CCB dự trữ khoảng 9 tấn lúa đã giúp đỡ cho nhiều gia đình hội viên khó khăn trong các mùa giáp hạt.


Theo số liệu điều tra mới đây, toàn huyện Kông Chro có 1680 hộ là hội viên CCB. Trong đó số hộ nghèo 428 hộ, chiếm 25,48%, hộ cận nghèo 166 hộ chiếm 9,8%. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trong CCB, tại Đại hội Cựu chiến binh huyện Kông Chro lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2022 vừa qua đã xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa trong toàn Hội, như: xây dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội”, “Kho thóc CCB” nhằm giúp CCB nghèo xóa nhà dột nát. Duy trì và tổ chức hoạt động có hiệu quả Câu lạc bộ “CCB sản xuất-kinh doanh giỏi”, khuyến khích hội viên tham gia vào Câu lạc bộ. Kịp thời khen thưởng, nêu gương điển hình tiên tiến trong phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, tăng tỷ lệ CCB khá, giàu góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho địa phương.

Với những kế hoạch cụ thể đã đề ra, hy vọng thời gian tới Hội Cựu chiến binh huyện Kông Chro sẽ  thực hiện có hiệu quả  công tác xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống của hội viên cựu chiến binh trên địa bàn.

Ngô Chiến

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null