Cựu chiến binh Đức Cơ thi đua làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ phong trào thi đua “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”, nhiều cựu chiến binh (CCB) ở huyện Đức Cơ đã trở thành tấm gương sáng trong lao động sản xuất, giúp đỡ đồng chí, đồng đội thoát nghèo.

 

Từ người lính đã trải qua những tháng năm rèn luyện, chiến đấu trong gian khó, khi trở về với đời thường, các CCB luôn nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, hăng hái lao động sản xuất để thoát nghèo và làm giàu trên quê hương mình. Gia đình CCB Nguyễn Thị Thoa (làng Ia Mang, xã Ia Dơk) là một điển hình. Bà Thoa cho hay: “Để đầu tư phát triển đàn heo theo phương pháp tự nhân giống, heo được nuôi tập trung trong 10 chuồng lớn nhỏ. Bình quân mỗi tháng có một lứa heo thịt được xuất chuồng (dao động từ 8 tạ đến hơn 1 tấn heo hơi). Vì đàn heo được nuôi theo phương pháp tự nhiên, thức ăn chính là bã rượu và cám bắp, cám gạo nên thịt ngon, được nhiều thương lái hỏi mua. Với mô hình này, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi thu lãi hơn 300 triệu đồng”.

 Mô hình sản xuất của CCB Kpuih Hleh (làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) mang lại nguồn thu nhập khoảng 800 triệu đồng/năm. Ảnh: V.T
Mô hình sản xuất của CCB Kpuih Hleh (làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) mang lại nguồn thu nhập khoảng 800 triệu đồng/năm. Ảnh: V.T



Tham gia Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi, ông Kpuih Hleh (làng Grôn, xã Ia Kriêng) là một CCB tiêu biểu với mô hình đa canh nhiều loại cây trồng gồm: điều, cao su, hồ tiêu, cà phê kết hợp chăn nuôi bò và dê. Mô hình của gia đình ông Hleh được xem là hiệu quả nhất ở chi hội CCB làng Grôn. Để được như ngày hôm nay, ông Hleh đã tích cực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trực tiếp tham quan nhiều mô hình kinh tế ở các nơi để học hỏi, từng bước áp dụng vào sản xuất. Ông chia sẻ: “Hiện nay, với vườn cao su hơn 4 ha, sau khi trừ chi phí thuê nhân công, gia đình tôi thu về hơn 1 triệu đồng/ngày. Vườn điều đang kinh doanh 6 ha hàng năm cũng mang về nguồn thu nhập đáng kể. Ngoài trồng trọt, trong chuồng lúc nào cũng có vài ba chục con dê và hàng chục con bò; tổng cộng mỗi năm mang về cho gia đình tôi nguồn thu khoảng 800 triệu đồng. Bên cạnh đó, tôi còn tạo việc làm ổn định và việc làm theo mùa vụ cho nhiều người dân ở địa phương”. Ông Ksor Nil-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Kriêng-cho biết: “Nhiều CCB trong xã có điều kiện về kinh tế nên rất tích cực tham gia hỗ trợ hội viên vay vốn để phát triển sản xuất. Từ kinh nghiệm của bản thân, các CCB đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nhiều hội viên khác làm theo. Nhờ đó, đến nay, chi hội CCB làng Grôn không còn hội viên nghèo. Nhiều CCB trong xã trở thành tấm gương sáng trong phong trào CCB gương mẫu phát triển kinh tế”.

Năm 2019, các cấp Hội CCB huyện Đức Cơ đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện nhận ủy thác cho 1.800 hội viên vay với số tiền hơn 63 tỷ đồng để có vốn phát triển sản xuất; xây dựng nguồn quỹ để duy trì hoạt động với số tiền hơn 4,8 tỷ đồng, qua đó đã hỗ trợ 331 hội viên khó khăn vay với lãi suất thấp. Ngoài ra, các cấp Hội cũng thường xuyên tổ chức tham quan mô hình sản xuất giỏi để cán bộ, hội viên học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, từ đó mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Bộ-Chủ tịch Hội CCB huyện Đức Cơ-nhìn nhận: “Năm 2019, phong trào CCB sản xuất giỏi đã thực sự lan tỏa trong toàn huyện. Hiện nay, số hội viên tham gia Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi là 55 người. Nhiều hội viên có thu nhập từ 300 triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ. Câu lạc bộ CCB sản xuất kinh doanh giỏi không những hỗ trợ lẫn nhau về mặt kỹ thuật mà còn giúp các hội viên nghèo vươn lên phát triển kinh tế. Nhờ đó, số hội viên nghèo từ đầu năm là 60 hộ đến nay chỉ còn 27 hộ. Hội phấn đấu thời gian tới sẽ giảm tỷ lệ hội viên nghèo xuống mức thấp nhất, đồng thời vận động hội viên phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, hăng hái lao động sản xuất, làm giàu trên quê hương mình”.   

THẢO NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null