Cưỡng chế tài khoản ngân hàng Tập đoàn FLC để thu thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình ban hành 3 quyết định cưỡng chế do FLC có số tiền quá hạn nộp, sẽ trích tiền, phong tỏa các tài khoản ngân hàng của công ty.

Tập đoàn FLC vừa có thông báo về việc nhận được các quyết định của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. Cụ thể, ngày 29.7, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình ban hành 3 quyết định cưỡng chế gần 224 tỉ đồng đối với FLC. Lý do là công ty có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định.

 

Cơ quan thuế cưỡng chế tài khoản ngân hàng FLC để thu hồi thuế. Ảnh: FLC
Cơ quan thuế cưỡng chế tài khoản ngân hàng FLC để thu hồi thuế. Ảnh: FLC


Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ được thực hiện bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản của FLC mở tại OCB chi nhánh Hà Nội, tại VIB chi nhánh quận 1 và BIDV chi nhánh Thanh Xuân.

Kết thúc quý 2, Tập đoàn FLC báo lỗ sau thuế 640,2 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 20,9 tỉ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế của FLC ở mức âm 1.105,6 tỉ đồng. Trong quý 2, doanh thu thuần đạt 576,1 tỉ đồng, giảm 65,5% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu hoạt động tài chính của Tập đoàn FLC đạt 65,5 tỉ đồng, giảm 89,1% so với cùng kỳ, chi phí tài chính ở mức 148,6 tỉ đồng, giảm 24,3% so với cùng kỳ. Cùng với đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Tập đoàn FLC tăng lần lượt 39,7% và 65,3% so với cùng kỳ năm trước, lên 46 tỉ đồng và 295 tỉ đồng. Ngoài ra, trong quý 2, Tập đoàn FLC còn chịu khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết lên tới 317,3 tỉ đồng.

Theo Thanh Xuân (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.