"Cuộc chiến" giữ nhà cho voọc mông trắng (bài 2): Mỏ đá "lăm le" sát cửa "nhà" voọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên đường vào “nhà” voọc mông trắng, phóng viên Báo NTNN tận mắt chứng kiến những đại công trường khai thác đá “ăn” hết núi đá vôi này đến núi đá vôi khác. Tiếng máy khoan đá, máy xúc, xe ben chở đá hoạt động làm huyên náo cả một vùng...
Công trường sát "nhà" voọc
Với sự hỗ trợ của ông Lê Văn Hiên (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), các tổ chức quốc tế, các cơ quan chức năng trong nước đã ghi nhận loài voọc mông trắng trong các tài liệu chính thức. Những cá thể voọc chuyền từ cành này sang cành cây khác trong thung Cơm Tám, Ba Bậc, Đại Địa, Xồ Là Má, Thần Chết, Dứa… ở huyện Kim Bảng sẽ được hết thảy các cơ quan chức năng bảo vệ. Trên lý thuyết là thế, thực tế thì sao?
Tại khu vực thung Dứa, xã Thanh Sơn (tên do người dân địa phương đặt) hiện cũng đang khai thác đá nham nhở. Lớp thực bì, cây cối ở các ngọn núi cao bị lột bỏ, lộ ra lớp đá trắng xoá. Khu vực này, trước đây người dân đã ghi nhận một số cá thể voọc mông trắng. "Năm 2019, vào buổi trưa, thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp một số con voọc mông trắng kiếm ăn ở dãy núi gần công trường. Có hôm mưa rét, tôi còn thấy đàn voọc về hang ở gần thung Dứa ngủ vào buổi tối"- một bảo vệ làm việc tại công trường khai thác đá cho biết.
 
Hình ảnh voọc mông trắng ghi nhận tại khu rừng ở Hà Nam. Ảnh: N.Đ
Hình ảnh voọc mông trắng ghi nhận tại khu rừng ở Hà Nam. Ảnh: N.Đ
Bà N.T.L (ở xã Thanh Sơn) cho biết, đời sống của người dân ở xã Thanh Sơn bị đảo lộn bởi ô nhiễm, khói bụi. "Bụi bay vào nhà, bể nước khiến đời sống sinh hoạt của chúng tôi bị đảo lộn, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Người còn không chịu được, nói gì đến loài voọc sống gắn với tự nhiên" - bà L nói.
Theo tài liệu phóng viên Báo NTNN có được, khu vực rừng Kim Bảng đã được cơ quan chức năng cấp phép cho 15 công ty khai thác đá. Trong đó, có những vị trí khai thác được cấp phép lấn sâu vào nơi sinh sống của loài voọc mông trắng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Đức - Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn xác nhận, từ năm 2005, một số công ty được Hà Nam cấp phép cho khai thác đá tại khu vực rừng Kim Bảng. Hằng năm, chính quyền xã thường xuyên làm việc với các công ty yêu cầu họ chấp hành về việc đảm bảo môi trường, che chắn khu vực khai thác để không ảnh hưởng tới người dân.
"Đối với loài voọc mông trắng, hiện Hà Nam đang rà soát dự kiến thành lập khu bảo tồn. Mỗi năm, chúng tôi vẫn tổ chức hội nghị tuyên truyền để người dân hiểu, không tham gia việc săn bắt các loài động vật quý hiếm, trong đó có loài voọc mông trắng"- ông Đức nói.
Cần hành động khi chưa muộn
"Nhà" của loài voọc mông trắng ở Hà Nam quý giá đến mức nào? Theo nghiên cứu của Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), khu vực loài voọc mông trắng sinh sống là những dãy núi đá vôi nguyên sinh, xen kẽ với các đồi sa thạch, phiến thạch và thung lũng hẹp. Phần lớn diện tích là đất có rừng.
 
Từ năm 2005, một số công ty được cấp phép cho khai thác đá tại khu vực rừng Kim Bảng. Diện tích rừng sau đó bị thu hẹp, ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài động vật. Ảnh: N.Đ
Từ năm 2005, một số công ty được cấp phép cho khai thác đá tại khu vực rừng Kim Bảng. Diện tích rừng sau đó bị thu hẹp, ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài động vật. Ảnh: N.Đ
Theo khảo sát, nhà của voọc mông trắng cũng là nơi trú ngụ của 129 loài động vật, bao gồm 36 loài thú, 65 loài chim, 28 loài bò sát. Đặc biệt, có đến 24 loài hiện đang nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Chúng tôi may mắn có những ngày đêm được sống trong ngôi nhà đấy, được tận mắt những nhìn thấy những loài động vật trong Sách đỏ. Chẳng biết đến đến đời con cháu chúng tôi, những loài vật ấy còn nhảy nhót trong rừng Kim Bảng hay chỉ còn những hình ảnh trong sách báo, những clip trên truyền hình, YouTube?
Cơ quan chức năng cũng nhận ra sự quý giá của "báu vật" trong rừng đá vôi Kim Bảng. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức, nhiều văn bản đã được ban hành từ cấp độ Chính phủ đến địa phương. Các cuộc khảo sát thực địa tiếp tục được tiến hành sau khi có những ghi nhận chính thức của Tổ chức FFI về loài voọc mông trắng tại đây. Rồi các văn bản tiếp tục được ban hành.
Gần đây nhất, từ ngày 26/11 - 10/12/2020, Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát hiện trạng các khu mỏ đang hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực giáp ranh với khu vực rừng trước đó đã ghi nhận loài voọc mông trắng.
Trong nửa tháng, đoàn khảo sát đã tiến hành khảo sát tại khu vực của 15 công ty đang khai thác khoáng sản giáp ranh với khu quy hoạch bảo tồn. Tại thời điểm khảo sát, 11 công ty vẫn đang thực hiện hoạt động khai thác, xay đá tại chỗ; 4 công ty chưa thực hiện hoạt động khai thác.
Trong quá trình đi rừng, đoàn tiếp tục ghi nhận 4 đàn, với tổng 25 cá thể voọc mông trắng (bằng hình ảnh và clip) xuất hiện tại khu vực giáp ranh phía đông của khu dự kiến bảo tồn với các khu vực mỏ khoáng sản.
Cụ thể, tại thung Đại Địa ghi nhận từ 6-8 cá thể voọc mông trắng; thung Xồ Là Má 3 - 4 voọc mông trắng; thung Cơm Tám và Ba Bậc 12 cá thể; thung Dứa 1 cá thể. Thảm thực vật trong khu vực rừng đang phục hồi và phát triển tốt.
Những đề xuất kiến nghị đã được đưa ra để nhằm bảo tồn "báu vật" trong rừng Kim Bảng. Cụ thể, Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam đã đề nghị UBND tỉnh Hà Nam xem xét, quyết định đối với các khu vực thung Cơm Tám; Ba Bậc; Xồ Là Má; Thần Chết - khu mỏ đá quy hoạch dự kiến cấp cho các công ty khai thác đá - đưa trở lại vào khu bảo tồn. Họp bàn là thế, đi thực tế cũng đã thấy rồi nhưng những hành động cấp thiết vẫn chưa được thực hiện. Như lời lãnh đạo Sở NNPTNT đã nói: "Chúng tôi đã khảo sát, đánh giá lại khu vực bảo tồn, nhưng còn một số vướng mắc chưa thể triển khai được".
Đúng là có những cái "khó, rất khó", những "vướng mắc cần tháo gỡ" nên đến giờ các mỏ đá vẫn hoạt động, những mỏ đá đã cấp phép vẫn còn nguyên hiệu lực, còn khu bảo tồn vẫn nằm trên giấy.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.