Cúng ông Công, ông Táo: Nét đẹp văn hóa của người Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong tín ngưỡng đa thần của người Việt, thần còn gắn liền với nơi ăn, nơi ở của con người, có ông Công, ông Táo trông coi mọi việc trong nhà, nơi gian bếp. Hàng năm, đến ngày 23 tháng Chạp, 2 vị thần này cưỡi cá chép về trời, trình báo Ngọc Hoàng mọi sinh hoạt của gia đình gia chủ. Qua đó, Ngọc Hoàng ban thưởng, xử phạt tùy theo mức độ hành vi đến con người nơi trần gian.

Ông Táo còn có tên là ông Ba Râu, định danh do cấu tạo sự vật thực hiện chức năng làm bệ đỡ vật dụng nấu nướng mà thành. Dù ông Táo đơn giản được kê làm từ 3 cục đất nung, đất sét hay đã qua nhào nặn, tạo hình từ đất; rèn đúc từ kim loại thì khi đưa vào sử dụng đều được nâng lên bậc thần, nâng niu và kính trọng.

1. Trong đời sống của cư dân Việt, Tết rộn lên từ những ngày trước lễ cúng đưa ông Công, ông Táo về trời. Đó là những ngày mọi gia đình mua, chọn gạo nếp, vừng và các loại đậu về vo sạch, phơi khô chuẩn bị làm ra các loại bánh. Riêng gạo nếp được rang nhẹ qua lửa đến khi chín đều rồi dùng đến chiếc cối đá của gia đình, hàng xóm hay nhờ đến cơ sở xay bột khô nghiền bột mịn. Chính sự chuẩn bị có phần công phu ấy cùng với tiết xuân bất chợt mưa rây, gió bấc, khí trời se lạnh, nắng vàng hanh cùng tâm trạng háo hức của trẻ con, Tết đến thật gần.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang



Trong ký ức tuổi thơ tôi, những lần được theo mẹ đi chợ quê sắm sanh đôi dép, bộ quần áo mới hay chỉ cắt đầu tóc để đón Tết luôn là khoảng thời gian vui nhất, mừng nhất. Phiên chợ giáp Tết, người đi chợ đông đúc, nhộn nhịp; các sạp hàng san sát nhau, bày bán hàng Tết vừa phong phú, đa dạng, lại đẹp mắt. Từ đầu lối dẫn vào chợ, cảnh bán, mua diễn ra tưng bừng, náo nhiệt. Trung tâm chợ, hàng áo quần, giày dép sặc sỡ sắc màu, đủ mọi kích cỡ chiếm không gian lớn, gây ấn tượng mạnh mẽ. Hồi hộp làm sao khi được ướm chân thử đôi dép đi vừa, mặc vào cởi ra bộ quần áo sực thơm mùi vải mới!

Hấp dẫn nhất là gian hàng bánh mứt. Đây là món ngon đặc trưng của Tết, thường thì chỉ có đến Tết, lũ trẻ chúng tôi mới được thưởng thức. Vậy nên, hương mứt mới thơm làm sao, màu mứt mới quyện sắc và mời gọi làm sao; chưa kể bên tai còn vang lên lời chào mời đon đả, nụ cười thân thiện dễ thương của các bà, các chị. Lối ven chợ, các cụ già bày trên mẹt tre những bộ áo y, vàng mã; mớ lá trầu, ít quả cau tươi, trầu têm miếng làm lễ vật cúng tiễn ông Công, ông Táo. Chợ Tết còn rộn lên những âm thanh mời chào to, rõ, rất chuyên nghiệp của những người đàn ông bán các mặt hàng cho con trẻ, chủ yếu là đồ chơi.

Giữa đêm 22 tháng Chạp, cha tôi trong bộ trang phục áo dài đen, đầu đội khăn đóng trang nghiêm dâng lên trang thờ ông Công, ông Táo vật phẩm gồm hàng mã áo y, trầu tươi, cau miếng cùng khay bánh ngọt, đĩa xôi nặn hình đôi con cá chép mà mẹ vừa làm xong. Cha kính cẩn thắp hương, lầm rầm khấn vái. Gian thờ lung linh ngọn nến, ngan ngát trầm hương, dáng cha mờ tỏ trang nghiêm vô cùng.

2. Đón Tết, thưởng xuân vào những ngày cuối Chạp có sức hấp dẫn riêng bởi vẻ thảnh thơi riêng mình và sự lắng đọng của không gian lẫn thời gian. Trước ngày cúng đưa ông Công, ông Táo, khắp các chợ lớn bé ở Pleiku, cả những ngã tư đường thuộc trung tâm thành phố ngoài các mặt hàng phổ biến, người ta bày bán cá chép đủ màu lững lờ bơi trong chậu hay treo cặp đôi, cặp ba trong những chiếc túi bóng căng mọng nước. Người đi chợ thường chọn lấy vài con cá thật khỏe mạnh; bộ áo y, vàng mã; vài lá trầu không, mấy miếng cau để cúng tiễn. Đến nghi thức hóa vàng, trong lúc chờ lửa cháy, tro tàn, gia chủ chắp tay vái khắp 4 phương 8 hướng, khấn nguyện. Nghi thức phóng sinh cá cũng góp phần làm nên nét sinh động. Ở các ao hồ lớn bé, nhiều nhất vẫn là hồ Diên Hồng, bằng nhiều nghi thức khác nhau người ta “tiễn” cá chép về trời.

Thời gian này, hầu hết các gia đình cũng làm lễ cúng tất niên. Đẹp nhất là hình ảnh những bậc cao niên trang phục áo dài, đầu đội khăn xếp đen, quần lĩnh trắng, nét mặt thành kính tay cầm 3 nén nhang cháy đỏ đứng trước nhà xá 4 phương, lâm râm khấn nguyện. Trước hình ảnh ấy, tôi nhớ cha đến nghẹn lòng! Cõi xa kia, cha cùng về đón Tết, tôi tin.

 

NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.