Củi ngo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.

Những năm bao cấp, hầu như nhà nào cũng sử dụng củi hoặc than để đun nấu. Để nhóm được bếp lửa nấu cơm là công việc vô cùng khó khăn, nhiều lúc chảy cả nước mắt, nước mũi. Giấy thì hiếm, rơm thì ở phố không sẵn… Thế là, có bao nhiêu sự sáng tạo đều được huy động. Có người dùng các sợi cao su, lốp xe đạp cũ để nhóm bếp. Mỗi ngày đốt một đoạn, khi lửa bén thì dập tắt miếng nhóm, cất để dành cho lần sau.

Có người đổ nhớt thải vào than, củi trong lò rồi châm lửa… Nhóm được cái bếp như vậy, khói đen mù mịt xông lên, muội khói nhiều khi bám đặc cả lỗ mũi!

Người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”. Ảnh: Nguyên Võ

Người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”. Ảnh: Nguyên Võ

Mà chất đốt phổ biến lúc đó là củi hoặc than do người dân ra vùng ngoại ô chặt cây hoặc đốt than đem về bán ở phố. Ngoại ô Pleiku có một nơi gọi là “Lò than” (nay thuộc xã Diên Phú). Ở ngã ba Hoa Lư thì có Công ty Chất đốt. Gọi công ty cho sang nhưng thực chất đó là bãi các loại gỗ tạp, gỗ thải, gỗ cành ngọn được chở từ rừng về bán cho gia đình cán bộ và bếp ăn tập thể của các sở, ngành cấp tỉnh.

Thời ấy, những cơ quan năng động thì quan hệ với các lâm trường, xưởng gỗ để xin hoặc mua rẻ các loại bìa bắp, mỗi tháng chở một chuyến xe tải về cơ quan, vừa chia cho cán bộ nấu ăn, nấu cám, thậm chí là nấu rượu lậu; vừa trữ bếp tập thể để làm cái đun nấu ở công sở.

Tôi nhớ, thời bao cấp ở cơ sở có các đơn vị sản xuất như: nông trường (trồng trọt và chăn nuôi), thường sản xuất mía đường, nấu rượu mía; trồng chè xanh, cà phê, cao su; chăn nuôi bò đàn; trại thì có trại heo giống, trại gà, trại cá giống…

Những ngày lễ trọng, văn phòng sở thường được biếu lúc thì con bò, con heo, lúc can rượu mía, lúc ít cá, ít gạo nếp… Thế là vừa có cái chia cho cán bộ, cũng có thể làm một cuộc liên hoan vui vẻ ngay tại sân cơ quan.

Từ cách làm các bữa ăn như vậy, thứ nhóm bếp “sang” nhất thời ấy là mua được nắm củi “ngo”. Củi “ngo” là một loại gỗ thông già cắt khúc tầm gang tay, dùng dao chẻ mỏng như dăm, buộc lại thành mớ tầm một nắm tay chặt. Những thứ dăm ngo ấy được chất vào rổ, các chị, các bà quảy trên vai rong trên phố bán cho các gia đình dùng làm mồi nhóm bếp rất tiện dụng, hiệu quả và sạch sẽ.

Không biết gốc gác thế nào, từ “ngo” nguyên là tiếng của người Jrai, Bahnar dùng để chỉ gỗ thông, đã được người Kinh ở phố coi như là một danh từ riêng để gọi loại dăm gỗ dùng để nhóm bếp thời ấy. Dăm gỗ thông già, thớ mịn, chứa đầy chất nhựa thông màu vàng nâu hổ phách như tươi rói, nhưng không có hàm lượng nước nên rất dễ cháy. Đó là thứ chất nhóm bếp lý tưởng nhất của các bà nội trợ thời bao cấp. Không ai gọi là dăm thông mà chỉ có một cách nói “củi ngo” như là thứ đồ nhóm lửa chuyên dụng.

Ngày nay, đa phần dân cư sử dụng bếp điện, bếp ga. Vì thế, chẳng thấy ai còn nhắc đến củi ngo nhóm bếp nữa. Trên phố cũng vắng bóng luôn những người đàn bà gánh những rổ củi ngo rong ruổi khắp ngõ hẻm bán cho các bà nội trợ, các hàng quán để gầy bếp nhóm lửa như xưa.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.