Cử tri Krông Pa và Phú Thiện kiến nghị đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ngày 28-9, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai gồm các ông, bà: Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê Hoàng Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội; Đinh Ngọc Quý-Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Krông Pa và Phú Thiện trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

Tại các buổi tiếp xúc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã thông báo đến cử tri về dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Theo đó, kỳ họp dự kiến khai mạc vào ngày 23-10 và bế mạc ngày 29-11-2023, được tổ chức theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội (Hà Nội). Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt (đợt 1: từ ngày 23-10 đến 10-11, đợt 2: từ ngày 20 đến 29-11). Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận, xem xét thông qua 9 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 8 dự án luật; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Tiếp đó, cử tri huyện Krông Pa và Phú Thiện đã có nhiều ý kiến tâm huyết gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Cử tri Nguyễn Mạnh Hùng (tổ 5, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) cho rằng: “Quốc lộ 25 đoạn qua thị trấn Phú Túc nhỏ hẹp, trong khi phương tiện lưu thông rất lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Do đó, tôi đề nghị các vị đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng tuyến tránh quốc lộ 25 qua địa bàn thị trấn nhằm đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Ngoài ra, dân số Krông Pa ngày càng tăng cao, trong khi hệ thống y tế cấp huyện, xã đã xuống cấp, đội ngũ y-bác sĩ không đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh của người dân. Mong các cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang-thiết bị y tế cũng như bổ sung thêm đội ngũ bác sĩ nhằm đảm bảo nhu cầu khám-chữa bệnh của người dân”.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Q.T

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Q.T

Còn cử tri Ksor Đun (buôn Tân Tuk, xã Ia Mlah, huyện Krông Pa) thì kiến nghị: “Những năm qua, người dân trên địa bàn xã đã triển khai trồng rừng sản xuất để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lâm sản người dân làm ra bán không được hoặc bán với giá rất thấp vì bị thương lái ép giá do quãng đường vận chuyển xa. Tôi mong muốn các cấp chính quyền quan tâm kêu gọi nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến gỗ tại địa bàn nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế từ trồng rừng”.

Cũng như nhiều cử tri huyện Phú Thiện, ông Ksor Nhua (buôn Chư Plah Jai, xã Ia Hiao) nêu ý kiến: “Đời sống người dân trên địa bàn, nhất là người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, dân số ngày càng đông nhưng đất ở, đất sản xuất thì có hạn, dẫn đến tình trạng con cái lập gia đình ra ở riêng không có đất để chia. Không có đất ở, đất sản xuất nên cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ càng trở nên khó khăn, phải đi làm thuê khắp nơi. Đề nghị các đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị đến cấp có thẩm quyền sớm giải quyết tình trạng này, giúp người dân có đất ở, đất sản xuất”.

Cử tri Ksor Đun (buôn Tân Tuk, xã Ia Mlah) nêu thực trạng sản phẩm gỗ rừng trồng sản xuất bán không được hoặc bán với giá thấp. Ảnh: Q.T

Cử tri Ksor Đun (buôn Tân Tuk, xã Ia Mlah) nêu thực trạng sản phẩm gỗ rừng trồng sản xuất bán không được hoặc bán với giá thấp. Ảnh: Q.T

Tại các buổi tiếp xúc, lãnh đạo một số sở, ngành và các địa phương đã trực tiếp trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Chủ tịch UBND huyện Krông Pa Hồ Văn Thảo thông tin: Việc đầu tư tuyến tránh quốc lộ 25 qua địa bàn thị trấn Phú Túc (hiện gọi là đường vành đai thị trấn Phú Túc) được huyện, tỉnh đặc biệt quan tâm và đã kiến nghị đến Trung ương từ lâu. Tuy nhiên, đến nay, Trung ương chưa có ý kiến về việc đầu tư tuyến đường này. Tuyến đường này nếu được Trung ương quan tâm đầu tư không những góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn mà còn mở rộng, phát triển không gian đô thị trong tương lai. Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cũng cho biết, thời gian qua, huyện rất quan tâm đến việc giải quyết đầu ra sản phẩm trồng rừng nói riêng và nông sản của người dân nói chung. Bên cạnh tập trung tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng, huyện liên kết với các địa phương lân cận trong tỉnh và cả các huyện giáp ranh của tỉnh Phú Yên nhằm kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy chế biến nông-lâm sản.

Còn Phó Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Trần Đình Sơn thì cho hay: Từ năm 2021 đến nay, Bộ Giao thông-Vận tải cũng như tỉnh Gia Lai rất quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 25. Cụ thể, Trung ương đã đầu tư khoảng 400 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng quốc lộ 25 đoạn qua tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, tỉnh cũng quan tâm bố trí nguồn vốn để duy tu, sửa chữa các tuyến đường được giao quản lý, góp phần tạo thuận lợi cho người dân đi lại cũng như đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Sở tiếp thu và tiếp tục đề xuất các cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện. Ảnh: Q.T

Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri tại xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện. Ảnh: Q.T

Dịp này, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã trao 20 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Krông Pa và Phú Thiện.

Kết luận tại các buổi tiếp xúc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Siu Hương ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Krông Pa và Phú Thiện. Đối với những vấn đề đã được đại diện các cấp trả lời, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ theo dõi, đôn đốc và giám sát kết quả quá trình giải quyết. Đồng thời, Đoàn tiếp thu đầy đủ những kiến nghị của cử tri để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 và gửi các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đề nghị lãnh đạo các huyện, xã cần nêu cao tinh thần làm việc, gần dân để kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn để bức xúc ở cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long: Quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long: Quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)-

Sáng 24-11, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023. Chủ trì hội nghị có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố tại các điểm cầu.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh

(GLO)- Kỳ họp lần thứ 42 Đại Hội đồng UNESCO diễn ra từ ngày 20 đến 22-11 tại thủ đô Paris (Pháp) đã xem xét danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024 -2025” để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất, hồ sơ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cùng với 52 hồ sơ khác của các quốc gia thành viên đã được Tổ chức UNESCO thông qua.
Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng

Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23-11-2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP tại Gia Lai

Kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP tại Gia Lai

(GLO)-Sáng 23-11, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam do ông Hoàng Minh Tế-Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Gia Lai về thực hiện nhiệm vụ công tác cuối năm 2023 và tình hình thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Tăng tốc giải ngân vốn Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Tăng tốc giải ngân vốn Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nhằm mục đích làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Hiện tỉnh Gia Lai đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như giải ngân nguồn vốn chương trình này.

Cần sớm công nhận Trại giam tù binh Pleiku là di tích lịch sử cấp tỉnh

Cần sớm công nhận Trại giam tù binh Pleiku là di tích lịch sử cấp tỉnh

(GLO)- Sáng 21-11, UBND phường Thống Nhất (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo khoa học Di tích lịch sử Trại giam tù binh Pleiku (1966-1972) nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến hồ sơ di tích do phường xây dựng. Đây là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, công nhận Trại giam tù binh Pleiku (1966-1972) là di tích lịch sử cấp tỉnh theo quy định hiện hành.

Tủ dụng cụ PCCC, các loại bình chữa cháy chuyên dụng... được trang bị đầy đủ tại Showroom Kia-Mazda-Peugeot (244 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Xử lý các công trình chưa được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng

(GLO)-Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long vừa ký công văn số 3221/UBND-NC yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về xử lý các công trình chưa được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào sử dụng.
Gia Lai: Nhiều địa phương gặp khó trong trồng rừng

Gia Lai: Nhiều địa phương gặp khó trong trồng rừng

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2023, tỉnh Gia Lai sẽ trồng 8.000 ha rừng gồm: 6.278 ha rừng sản xuất, 120 ha rừng phòng hộ, 30 ha rừng đặc dụng và 1.572 ha cây phân tán. Song đến nay, toàn tỉnh mới trồng được hơn 5.210 ha rừng (đạt 65,1% kế hoạch), trong khi tại khu vực phía Tây tỉnh đã kết thúc thời vụ trồng rừng năm 2023.