Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Tích cực triển khai lộ trình chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian gần đây, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo giá trị gia tăng mới. 

Năm 2022, Nhà máy Thủy điện Sê San 4 đạt sản lượng điện vượt tiến độ gần 2 tháng so với kế hoạch. Chúc mừng sự kiện này, ông Hồ Trung Đông-Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đến động viên, tặng quà cán bộ, công nhân viên đơn vị trực thuộc. Theo ông Đông, ngoài yếu tố thủy văn và nỗ lực của tập thể người lao động, kết quả này đã phản ảnh toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành nhằm đảm bảo các đơn vị chuyên môn, tổ máy luôn vận hành an toàn, ổn định. Một yếu tố khác đặc biệt quan trọng là Công ty luôn coi trọng việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giúp đội ngũ kỹ sư, công nhân làm chủ trang-thiết bị trong lộ trình thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã tích cực triển khai lộ trình áp dụng việc chuyển đổi số vào các hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022 cho thấy, các nhiệm vụ EVN giao trên lĩnh vực này đều được Công ty thực hiện hoàn thành. Công ty đang xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tiếp theo trong giai đoạn 2023-2025.

Đáng chú ý hơn cả là việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý kỹ thuật dòng điện (PMIS). Đây là một trong những điểm khởi đầu số hóa dữ liệu trong công tác quản lý kỹ thuật; có khả năng phân tích dữ liệu thông minh, di động hóa phần mềm cung cấp dữ liệu mọi lúc, mọi nơi phục vụ vận hành hệ thống điện cho các cấp. Việc ghi chép truyền thống về nhật ký công tác, vận hành được cập nhật trên phần mềm; đồng thời, tình trạng thiếu sót hay sự cố thiết bị cũng được lưu giữ dưới dạng hình ảnh thực tế, tạo thuận tiện cho việc phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.

Tổng thể công trình Nhà máy Thủy điện Sê San 4 và Nhà máy Điện mặt trời Sê San 4. Ảnh: Lê Phương

Tổng thể công trình Nhà máy Thủy điện Sê San 4 và Nhà máy Điện mặt trời Sê San 4. Ảnh: Lê Phương

Trong bối cảnh việc ứng dụng công nghệ số vào công tác tài chính kế toán tại các doanh nghiệp ngày càng phổ biến, hoạt động kế toán tại Công ty cũng đang dần triển khai các khâu: sử dụng mã vạch trong công tác quản lý tài sản, lưu trữ hóa đơn điện tử... Các phần việc của kế toán không còn thực hiện một cách thủ công mà được tự động hóa từ khâu nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân tích báo cáo.

Cùng với đó, Công ty đã triển khai các bước chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm đáp ứng cho việc lập, tra cứu và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Việc triển khai hóa đơn điện tử góp phần giúp Công ty chuyển đổi số khi tiến hành số hóa, tự động hóa tất cả quy trình làm việc để thay thế phương thức làm việc thủ công, kém hiệu quả như trước đây. Hoạt động từ sản xuất, quảng bá, bán hàng, thanh toán cho tới xuất hóa đơn sẽ được số hóa, đồng bộ nhằm tối ưu quy trình quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc và tiết kiệm chi phí.

Ông Hồ Trung Đông (ở giữa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Phát triển thủy điện Sê San) tặng quà cho các kíp vận hành nhân dịp Nhà máy Thủy điện Sê San 4 phát điện vượt sản lượng theo kế hoạch EVN giao năm 2022. Ảnh: Lê Phương

Ông Hồ Trung Đông (ở giữa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Phát triển thủy điện Sê San) tặng quà cho các kíp vận hành nhân dịp Nhà máy Thủy điện Sê San 4 phát điện vượt sản lượng theo kế hoạch EVN giao năm 2022. Ảnh: Lê Phương

Hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp số, đơn vị còn triển khai hệ thống văn phòng số (Digital Office). Tất cả các quy trình nghiệp vụ từng bước được số hóa và liên thông. Qua đó, xây dựng và thiết lập môi trường làm việc cộng tác, chia sẻ và kết nối thông tin giữa các hệ thống công nghệ thông tin. Nhờ đó, công tác quản lý văn bản đi-đến, quản lý hồ sơ của cơ quan, tổ chức đạt hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian và ngân sách; hỗ trợ đắc lực cho các khâu nghiệp vụ của công tác văn thư, lưu trữ từ thủ công sang tự động hóa.

Bên cạnh đó, nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động, Công ty đã ứng dụng chuyển đổi số trong thiết kế bài giảng điện tử (E-learning). Cụ thể, Công ty phân giao việc thiết kế E-learning đến các đơn vị liên quan với những nội dung liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động, nghiệp vụ, quản lý vận hành thiết bị, công trình. Hầu hết chương trình đào tạo được xây dựng và tổ chức thực hiện đảm bảo đạt yêu cầu về khối lượng, tiến độ và tính hiệu quả cao, góp phần xây dựng đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn cao. Học tập qua bài giảng E-learning được đánh giá là phương pháp đào tạo nội bộ hiệu quả, qua đó người lao động có thể ôn luyện, học tập và áp dụng vào thực tiễn công việc, đáp ứng và nâng cao nghiệp vụ trong giai đoạn chuyển đổi số.

Để nhiệm vụ đẩy mạnh khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Phân xưởng vận hành đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số trong lĩnh vực vận hành” năm 2022. Đây cũng là hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến chuyển đổi số trong đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên quan trắc, nhân viên vận hành sản xuất tại Phân xưởng vận hành của đơn vị. Nhiều đề tài thiết thực, sáng kiến cải tiến chuyển đổi số trong sản xuất đã đề ra giải pháp tối ưu trong quá trình vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ mới được áp dụng tại đơn vị.

Hướng đến mục tiêu doanh nghiệp số, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu số nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng, tăng năng suất lao động. “Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, Công ty tiếp tục sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, áp dụng có hiệu quả các hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ quản trị; có chế độ khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có sáng kiến cải tiến sản xuất, ý tưởng cải cách hành chính, giải pháp công tác mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và nghị lực vượt khó, tập thể người lao động của Công ty sẽ tiếp tục vượt qua những thử thách mới, vươn lên hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật trong những năm tiếp theo”-Giám đốc Công ty Phát triển thủy điện Sê San nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.